Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 2, 2017

Đền An Sinh - Di tích Trần triều

Hình ảnh
     Đền An Sinh nằm ở xã An Sinh, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.  Đền An Sinh nằm cách quốc lộ 18 khoảng 5 km. Cổng đền An Sinh      An Sinh vốn là quê gốc của nhà Trần. Đền An Sinh thờ 8 vị vua nhà Trần có lăng mộ tại khu vực này. Cũng lưu ý rằng nhà Trần có 14 đời vua, nhưng chỉ có 8 vua Trần có lăng mộ nơi đây nên Đền An Sinh chỉ thờ 8 vị vua Trần.  Cổng vào khu di tích nhà Trần và Đền An Sinh       Đền An Sinh nằm trong khu di tích lịch sử nhà Trần. Khu di tích được xếp hạng là Di tích Quốc Gia đặc biệt. Nơi đây có đến 14 di tích của nhà Trần. Khu di tích này cũng là một bộ phận của quần thể di tích danh thắng Yên Tử.    Một góc khuôn viên Đền An Sinh Khu di tích nhà Trần ở khu An Sinh       Khu di tích nhà Trần nơi đây gồm các lăng mộ vua, Thái Miếu, Am Ngọa Vân, chùa Ngọa Vân, chùa Ngọc Thanh, chùa Tuyết, chùa Quỳnh Lâm và chùa Hồ Thiên. Ngải Sơn Lăng thờ vua Trần Hiến Tông       Nơi đây có 7 lăng thờ 8 vị vua Trần như sau:          -  Tư Phúc Lăng :  Thờ Vua Trần Thái Tông

Lễ hội đền Xâm Thị

Hình ảnh
       Đền Xâm Thị thờ mẫu Thoải và Mẫu Địa nằm ở làng Xâm Thị, xã Hồng Vân Thường Tín, Hà Nội. Lễ hội Đền Xâm Thị luôn được gắn với Đình Xâm thị tạo thành một lễ hội Đình - Đền đặc sắc. Lễ hội thường kéo dài 10 ngày từ mùng 1/2 đến hết 10/2 hàng năm. Lễ hội này được coi là Hội làng quan trọng nhất trong năm của ba con Xâm Thị nói chung và khách thập phương yêu thích Đạo Mẫu. Lễ hội Đình Đền Xâm Thị Nguồn gốc lễ hội Đình - Đền Xâm Thị        Theo Thần phả Đình Xâm thị do Đại Các Học Sĩ Nguyễn Bính biên soạn năm 1572 và Lễ Bộ Thượng Thư Tuấn Doãn biên soạn lại năm 1626 thì Đình Xâm Thi thờ Nhị Vị Đại Vương:  Nhập Nội Cảm Ứng Kiến Quốc Hưng Cơ Đại Vương và Linh Quốc Hiển Ứng Đại Vương. Đây là các vị đại vương vốn là tiên thánh được giáng thế, giúp vua Hùng đánh đuổi quân Thục. Sau khi thắng trận, hai Ngài đã hóa tại vùng đất Xâm Thị để trở về thủy cung.  Đình Xâm Thị đã được 17 đạo sắc phong, ban mỹ tự của các triều đại kể từ thời Trần Nhân Tông đến nay. Thân thế và sự nghiệp cụ thể của

Am Ngọa Vân - Nơi Trần Nhân Tông hóa Phật

Hình ảnh
       Am Ngọa Vân nằm trong khu di tích Ngọa Vân - Hồ Thiên thuộc xã Bình Khê và An Sinh - Đông Triều - Quảng Ninh. Năm 2008, nhà khảo cổ Nguyễn Văn Anh đã phát hiện Am Ngọa Vân mới chính là nơi Trần Nhân Tông viên tịch và hóa phật chứ không phải tại Yên Tử như chúng ta lầm tưởng trước đây. Đây là một khẳng định hoàn toàn có cơ sở khoa học. Phát hiện này đã được các nhà khảo cổ chính thức công nhận trong cuộc hội thảo " Đông Triều với lịch sử nhà Trần" tháng 10/2008. Am Ngọa Vân        Cụm di tích này còn có đến 8 lăng mộ của các vua nhà Trần, Thái miếu nhà Trần và nhiều các di tích khác liên quan đến Trần Nhân Tông và các vua Trần. Chính vì vậy, khu tâm linh này nhanh chóng được sự quan tâm của nhà nước. Khu tâm linh này đã được nhà nước xếp hạng Di Tích Lịch sử cấp đặc biệt. Nhờ phát hiện khoa học này khu tâm linh này nhanh chóng được quy hoạch và xây dựng. Phật Hoàng Tháp nơi lưu giũ xá lị của Phật Hoàng        Một con đường mới, một tam quan hoành tráng, tòa Thái Miếu -

Đền Đại Lộ - Đền thờ Tứ Vị Thánh Nương

Hình ảnh
        Đền Đại Lộ hay thường gọi là đền Lộ, thuộc thôn Đại Lộ, xã Ninh Sở, huyện Thường Tín, Hà Nội. Đền Đại Lộ thờ Tứ Vị Thánh Nương chính là mẹ con Thái Hậu Dương Quý Phi. Đền Đại Lộ nằm trong cụm di tích tâm linh với bốn đền: Chùa Ngọc Minh, Đền Mẫu Cửu thờ Mẫu Cửu Trùng Thiên, Đền Dầm thờ Mẫu Thoải và Đền Đại Lộ.         Đền Đại Lộ được công nhận di tích tâm linh năm 2014. Cổng Đền Đại Lộ Tứ Vị Thánh Nương là ai        Tứ Vị Thánh Nương là Thái hậu Dương Quý Phi và hai cô công chúa con của Thái Hậu và bà nhũ mẫu nuôi hai cô công chúa. Tứ Vị Thánh Nương là người nhà Tống Trung Quốc. Thái hậu Dương Quý Phi được thờ chính tại Đền Cờn Nghệ An và Đền Mẫu Hưng Yên. Bà có công phù hộ cho các triều vua đánh giặc nên được phong là Mẫu. Dương Quý Phi chính là Mẫu Hưng Yên tại đền Mẫu Hưng Yên và Mẫu Cờn tại đền Cờn. Như vậy, đền Đại Lộ là nơi thờ vọng của Thái hậu Dương Quý Phi. Đền Đại Lộ     Theo sách Việt Điện U Linh thì sự tích Tứ Vị Thánh Nương như sau:     Năm Thiệu Bảo thứ nhất (12