Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 5, 2017

Bàn về chuyện xoay khăn

Hình ảnh
        Lời ban biên tập: Vừa qua, chúng tôi có đăng bài của thầy Huyền Tích về các nguyên nhân xoay khăn, đã có nhiều bạn băn khoăn về vấn đề này. Chúng tôi xin lược trích và biên tập bài viết "Xoay khăn" của thầy Đồng Âm để các bạn tham khảo thêm. Lênh đênh qua cửa Thần Phù Khéo tu thì nổi vụng tu thì chìm.       Các bạn thân mến, là thanh đồng ai cũng thuộc lòng nguyên tắc “ Trên theo phật thánh dưới theo đồng thầy ”.  Đó chính là truyền thống tôn sư trọng đạo tốt đẹp của dân tộc ta.       Kể từ lúc đồng thầy thỉnh cha mẹ về sang khăn, sẻ áo cho tân đồng, người thầy được coi là người sinh ra đồng con. Thầy cũng chính là người dìu dắt tân đồng từ những bước chân chập chững đầu tiên. Đồng thầy không chỉ uốn nắn cho đồng con về lề lối phép tắc nhà Thánh mà còn dậy đồng con tu dưỡng về đạo đức, cốt cách làm người, đường ăn lẽ ở, ăn nói xưng hô sao cho phải phép.         Nhiều thanh đồng thường gọi đồng thầy của mình bằng ngôn từ rất đỗi dân dã mà trần đầy tình cảm và sự biết

Lý do xoay khăn sau khi ra hầu

Hình ảnh
      Lời ban biên tập: Chúng tôi xin đăng một bài viết về hiện trạng và nguyên nhân dẫn đến xoay khăn của thày Huyền Tích để các bạn tham khảo. Hy vọng đây là một sự gợi mở cho ai đó muốn xoay khăn chiêm nghiệm về nguyên nhân muốn xoay khăn của mình để có quyết định cho riêng mình.       Hằng trăm lý do tại sao chúng ta phải xoay khăn.       Lạy Mẫu, tại sao chúng con phải xoay khăn😰...?        Thời buổi Đồng Tiền lên ngôi. Thượng bất chính hạ tắc loạn.       Các cụ nhà ta có dạy rằng: 教不嚴師之 墮 生不飬父之纇       Được đọc theo âm hán là " Giáo bất nghiêm Sư chi đọa  Sinh bất dưỡng Phụ chi lỗi."       Giáo bất nghiêm Sư chi đọa : Làm thầy nhận để tử mà không dậy đúng đạo, thầy không nghiêm túc thì thầy phải đọa địa ngục!       Sinh bất dưỡng Phụ chi lỗi: Nghĩa là Cha Mẹ mà nghèo khó không nuôi được con thì chỉ có lỗi với bản thân, không có tội !       Vậy đạo nghĩa Thầy trò ở đây thật đáng kính,  còn cao hơn Đạo nghĩa cốt nhục là vậy.       Những lý do không mong muốn khi phải x

Bài cúng vong thai nhi tại nhà cho linh hồn siêu thoát

Hình ảnh
    Lời ban biên tập: Đây là bài viết đăng trên trang Bát Quái. Chúng tôi xin phép được đăng lại để các bạn nào vướng nghiệp này tham khảo và áp dụng sử dụng.       Có thể nói mang thai là một điều hạnh phúc của các bậc cha mẹ ai nấy cũng đều mong muốn, nhưng do nhiều nguyên nhân họ phải bắt buộc bỏ đi thai nhi. Đây là một việc hết sức tội lỗi, hủy hoại một sinh mạng, một mầm sống.        Trong thế giới tâm linh, những thai nhi khi bị chết đi thường trở thành những oan hồn, mang trong lòng oán hận vì cha mẹ không cho con chào đời, tạo ra nhiều nghịch cảnh. Chính vì vậy, việc cúng vong hồn thai nhi, giúp thai nhi siêu thoát là một điều hết sức quan trọng.        Dưới đây, bài viết "Bài cúng vong thai nhi tại nhà cho linh hồn siêu thoát"  sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn, để thức hiện buổi cúng diễn ra tốt đẹp.         Dù vô tình hay cố ý đã phạm lầm lỡ, mọi người hãy tìm cách hóa giải nghiệp chướng đó cho lòng thanh thản. Cho những vong nhi được ngậm cười, yên lòng đi đầu thai n

Đền Dinh Đô Quan Hoàng Mười

Hình ảnh
      Đền Dinh Đô Quan Hoàng Mười tọa lạc vùng bên đê La Giang, tại ngã ba giao nhau giữa sông Minh (kênh nhà Lê), Sông La và Sông Lam nên còn gọi là “Mỏ Hạc Linh Từ”. Nơi đây còn gọi là Đền Cả. Ngôi đền thuộc địa phận phường Trung Lương, thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh. Sân đền Dinh Đô và Tam Quan uy nghi       Từ Thành phố Vinh (nghệ An) đi hướng Thị xã Hồng Lĩnh, theo đường quốc lộ 1A chừng 10 km đến bờ Đê La Giang. Chúng ta chỉ cần rẽ phải vào đê La Giang chừng 2 km là đến ngôi đền thiêng này. Đền Dinh Đô chỉ nằm cách Đền Củi khoảng 5 km. Đền Dinh Dô thờ ai      Đền Dinh Đô Quan Hoàng Mười thờ Quan Hoàng Mười và bà Lê Thị Ngọc Dung - Con gái nuôi của vua Lê Lợi.      Thời khởi nghĩa Lam Sơn, bà Lê Thị Ngọc Dung đã hy sinh anh dũng trong một trận chiến với quân Minh. Sau khi đánh đuổi giặc Minh ra khỏi đất nước, năm 1427, vua Lê Lợi xưng vương đã truy phong bà là Biển Quốc Đoan Trang, Chính Thục Từ Hòa, Chính Phương Nương Đại Vương. Đền Dinh Đô có từ bao giờ        Theo tài liệu của

Phân biệt đồng ma, đồng tà

Hình ảnh
        Lời ban biên tập : Đồng ma, đồng tà là ai? Đó là điều mọi người rất muốn biết. Chúng tôi xin biên tập một bài viết của thầy Huyền Tích - Một người thầy luôn tâm huyết vì sự chấn hưng Đạo Mẫu - để các bạn tham khảo. Hy vọng, với bài viết này các bạn sẽ rút ra những chiêm nghiệm của riêng mình.  Đồng tà, đồng ma là ai       Chúng nó luôn luôn xưng mình căn cao. Căn cao hơn tất cả mọi người.  Chúng luôn cho rằng mình là giỏi nhất, cao quý nhất. Chúng có thể xưng mình là căn Phật, là căn Bồ Tát, là căn Ngọc Hoàng, là căn Mẫu Cửu Trùng, căn Mẫu Liễu...         Căn càng cao thì lừa càng dễ.         Đơn giản thế thôi.      Chúng luôn luôn khoe mình là làm được nhiều việc phúc nhất, cứu được nhiều người nhất,  giúp được nhiều người nhất...       Nhưng thật ra không phải như vậy.       Chúng làm phúc đôi khi chỉ như cái móng tay hay việc cứu người chỉ là ngụy biện tạo dựng, nhưng luôn mang ra để khoe, để phô trương, đánh bóng lừa đảo cho dễ hơn mà thôi.       Bạn muốn phân biệt được Đồn

Phân biệt đồng tà, đồng ma thế nào

Hình ảnh
      Lời ban biên tập: Đồng ma, đồng tà là ai? Đó là điều mọi người rất muốn biết. Chúng tôi xin biên tập một bài viết của thầy Huyền Tích - Một người thầy luôn tâm huyết vì sự chấn hưng Đạo Mẫu - để các bạn tham khảo. Hy vọng, với bài viết này các bạn sẽ rút ra những chiêm nghiệm của riêng mình.  Đồng tà, đồng ma chúng là ai       Chúng nó luôn luôn xưng mình căn cao ! Căn Cao hơn tất cả mọi người.  Chúng luôn cho rằng mình là giỏi nhất, cao quý nhất. Chúng có thể xưng mình là Phật, là Bồ Tát, là Ngọc Hoàng, là Mẫu...       Chúng luôn luôn khoe mình là làm được nhiều việc phúc nhất, cứu được nhiều người nhất,  giúp được nhiều người nhất...        Nhưng thật ra không phải như vậy.        Chúng làm phúc chỉ như cái móng tay hay việc cứu người chỉ là ngụy biện tạo dựng, nhưng luôn mang ra để khoe, để phô trương, đánh bóng lừa đảo cho dễ hơn mà thôi.       Căn càng cao thì lừa càng dễ. Bạn muốn phân biệt được Đồng Tà hay Đồng Ma ?       Bạn hãy nhìn lại ví của mình xem hao tổn nhiều ch

Lênh đênh qua cửa Thần Phù

Hình ảnh
      Lời ban biên tập: Đây là bài viết của Thầy Trần bàn về câu ca: " Lênh đênh qua cửa Thần Phù;  Khéo tu thì nổi vụng tu thì chìm" . Chúng tôi xin phép lược trích và đăng lại để các bạn tham khảo. Để bạn đọc dễ tham khảo chúng tôi có chia bài viết thành các mục nhỏ.        Cửa Thần Phù là gì Lênh đênh qua cửa Thần Phù   Khéo tu thì nổi vụng tu thì chìm         Câu ca này có 2 nghĩa:       Nghĩa thật là nói về cửa biển Thần Phù của nước Việt Nam ta ở Tam Điệp, Ninh Bình giáp giới với Thanh Hóa. Cửa Thần Phù vốn là một cửa biển hiểm yếu xa xưa nằm trên tuyến đường thủy hành quân Nam tiến của người Việt. Cửa Thần Phù ngày nay đã bị phù sa bồi đắp và trở thành vùng đất liền.       Trước đây, cửa biển này gọi là cửa Đầu Sau ( hay cửa Thần Đầu). Đó là nơi đạo sĩ Áp Lãng Chân Nhân phù phép giúp vua nhà Lý qua cửa biển đi đánh Chiêm Thành bằng phù (bùa) nên từ đó có tên gọi là cửa Thần Phù.        Còn nghĩa bóng là nói về các ông bà đồng theo Đạo Mẫu.       Thần Phù theo nghĩa Há

Giữ tâm sáng để vươn xa rộng khắp

Hình ảnh
Thời xưa,vài nghìn người mới có một người được Nhà Thánh chọn, vì vậy mà chữ ĐỒNG trân trọng lắm. ĐỒNG ở đây nghĩa là cái ghế cho nhà Thánh ngự, từ CỐT nghĩa là xác, người ngồi đồng tựa như đứa trẻ con trong sáng, quên đi cái tôi của mình mà hóa nhập vào bóng thần thánh. Là người mang theo mình chữ ĐỒNG thì việc giữ TÂM càng quan trọng và khó khăn hơn những người khác, Tâm sáng thể hiện ở việc rèn luyện thân, miệng, ý trở nên đoan chánh ngay thẳng. Tất cả mọi hành vi thiện hay ác, tốt hay xấu của con người đều xuất phát từ ba cửa ngõ là thân, miệng, ý. Do đó, nếu một người mà thân, miệng, ý không được uốn nắn cho ngay thẳng thì mọi hành vi của người ấy sẽ rơi vào khiếm khuyết xấu ác, đưa đến hại mình hại người. Trái lại, người nào có thân tu tập, có lời tu tập, có tâm tu tập thì mọi hành động của người ấy sẽ trở nên hiền thiện tốt đẹp, đưa đến lợi mình lợi người. Là Thanh đồng phải biết giữ gìn lời ăn tiếng nói của mình, không để cho miệng lưỡi rơi vào những lời nói sai trái xấu ác gây

Đình Thần Tứ Phủ

Hình ảnh
Đình thần tứ phủ là cách gọi trong thế giới siêu hình, đối với người trần chúng ta hiểu rằng đình thần tứ phủ chính là điện thờ tứ phủ (theo đúng nghĩa). Tức là điện được tôn cất lập thờ dành cho nhóm đồng soi căn, nối quả, gọi hồn. Điện thờ tứ phủ (đình thần tứ phủ) có thể to, nhỏ khác nhau và chư vị được thờ phụng có thể quả vị cao, thấp khác biệt, nhưng tựu trung là nơi thi hành các nghi thức cúng kính, lễ bái, hầu đồng, trừ tà....cầu khẩn tới sự giúp đỡ của chư vị thánh thần.

Đồng Phò

Hình ảnh
Phò ở đây là Phò tá phò trợ, trợ giúp cho thanh đồng trong việc hầu thánh. Đây là từ nguyên bản các cụ dùng để gọi cho những hầu dâng. Sau có thể còn được gọi thêm tên nữa là Phụ Đồng. Còn từ Tay quỳnh - Tay quế là mới sử dụng trong khoảng 10 năm gần đây. Tay Quỳnh - Tay Quế có lẽ được lấy nguyên bản từ danh từ để gọi hai vị Chầu hầu cận Mẫu Liễu đó là Chầu Quỳnh và Chầu Quế. Với tính chất là hầu cận phò tá thanh đồng trong hầu thánh với việc Hầu hạ Thánh Mẫu Liễu Hạnh của nhị vị thánh chầu nên hầu dâng được gọi là Tay Quỳnh - Tay Quế. Dùng hai từ Quỳnh Quế nghe thì hoa văn hơn và đẹp hơn so với từ Đồng Phò.

Thế nào là tu đúng, tu sai ?

Hình ảnh
Tu hiểu đơn giản là sửa đổi bản thân. Tu phải bao gồm Tu Tâm, Tu Tính. Tu tâm chính là nâng cao nhận thức và hiểu biết về thế giới tâm linh hay thường gọi là giác ngộ tâm linh. Tin có Trời Phật - Nhân Quả, đức tin thuần khiết không có ô tạp, không vụ lợi và không có bất cứ điều kiện trao đổi nào hết. Tự tin, tự nguyện làm theo điều mà mình tin tưởng, điều mình cảm nhận được sự đúng đắn mà không thể có tác động nào khiến ta lay chuyển tư tưởng và mục đích. Tu tính là hoàn thiện bản thân dựa trên những nguyên tắc cuộc sống, quy luật của muôn đời. Những đạo lý bắt buộc phải tuân theo như đạo làm người, đạo làm cha, đạo làm mẹ, đạo vợ chồng, đạo làm con, đạo thầy trò, ...Biết nghe điều hay, làm điều phải, tránh sự sa ngã trong dục vọng, khiêm tốn học hỏi, dẹp bỏ kiêu căng, nóng nảy... Người tu thì luôn nhận thức rằng đời là bể khổ nên khi mới sinh ra đã phải cất tiếng khóc để chào đời (chưa thấy có ai cười khi mới sinh ra cả!), rằng cuộc sống này chỉ là khởi điểm cho một hành trình dài kiế

Làm Thầy thì bạc phước hay có phước ?

Hình ảnh
Tất cả đều do chữ Nhân - Quả mà ra. Chả cứ người làm thầy phải bạc phước mà tất thảy con người trên thế gian này đều phước bạc. Bởi vậy khi sinh ra chẳng có ai là không cất tiếng khóc chào đời. Không có gia đình nào được hạnh phúc mỹ mãn đến cảnh đầu bạc răng long. Sinh Lão Bệnh Tử vốn là quy luật tự nhiên chi phối. Người này giàu sang thì phải bị bệnh tật hiểm nghèo vô phương cứu chữa hoặc có khi đến giai đoạn nào đó còn phải chết bất đắc kỳ tử. Người kia cuộc đời tránh được những hạn họa lớn thì phải chấp nhận cảnh nghèo đói khổ sở, bần cùng. Rồi những cảnh vợ chồng con cái phải ly tán. Những cảnh tang tóc, bi thương xảy ra cho những gia đình được coi là hiền lành tử tế. Những cảnh trùng tang cả nhà phải thiên thu vĩnh biệt mặc dù họ sống cũng rất tốt bụng, ăn ở có trước có sau.…..vv, và còn rất rất nhiều những trường hợp ai oán, buồn lòng khác nữa. Như thế thì họ bạc phước hay là có phước? Cái đó do nguyên nhân gì? quý vị am hiểu về tâm linh chắc chắn là đã hiểu. Lại nói về mấy ông

Trình đồng mở phủ - Xuất thủ khai căn

Hình ảnh
1. TRÌNH ĐỒNG MỞ PHỦ  Người mang căn đồng số lính tới thời điểm nhà ngài chấm đồng bắt lính, duyên phận gặp người thầy chỉ dẫn, giảng giải, nhanh chóng lĩnh hội kiến thức và giác ngộ nhất tâm xin ra trình đồng, thì phải qua một nghi thức lễ bái để trình diện tiên, thánh, chính thức gia nhập vào thế giới tâm linh. Trong pháp sự khoa nghi theo cổ lệ không cúng lễ Phật và không dâng sớ Phật vì việc này thuộc sự kiện của Tiên, Thánh, không thuộc bên Phật giáo. Người đồng thầy hầu chứng đàn duyên cho tân đồng (người sau này sẽ trở thành con hương đệ tử), ngoài việc chứng đàn mã dâng tiên thánh thì còn có những thủ tục rất quan trọng khác phải làm như: phê sớ điệp tấu trình tứ phủ, khai hồ, làm thủ tục cắt tóc (cắt tóc làm tôi, nối đời làm con), chải đầu cho tân đồng, soi gương, quạt mát, đến thủ tục cuốn cầu, rồi mặc áo hoặc buộc khăn…, đều là những việc làm với mục đích chứng nhận tân đồng chính thức trở thành con nhà ngài, được đại diện phủ ấy (ví dụ thiên phủ, hoặc nhạc phủ hoặc thủy phủ