Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 6, 2017

Đền Bà Chúa Kho

Hình ảnh
      Những đền Bà Chúa Kho nổi tiếng       Trong hệ thống thần linh của tín ngưỡng người Việt thì hình tượng Bà Chúa Kho rất độc đáo. Bà Chúa Kho vừa là một nhân vật huyền thoại, vừa là một nhân vật lịch sử.  Ở nước ta có 3 Bà Chúa Kho được phong Phúc Thần, đó là Bà Chúa Kho ở Nam Định, Bà Chúa Kho ở Giảng Võ (Hà Nội).       Thần tích đền Bà Chúa Kho Bắc Ninh        Đền Bà Chúa Kho nằm trên lưng chừng ngọn núi Kho, tại khu Cô Mễ, Phường Vũ Ninh, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Đền Bà Chúa Kho có tên chính là Cổ Mễ Linh Từ.       Tương truyền, Bà Chúa Kho xuất thân từ một gia đình nghèo khó ở làng Quả Cảm gần đó. Bà được miêu tả là người con gái rất đẹp. Sau khi lấy vua nhà Lý và được phong là Linh Từ Quốc Chế. Thấy ruộng đất làng Quả Cảm còn bị hoang hóa nhiều, Bà đã xin vua cho về làng chiêu dân lập ấp, khai khẩn ruộng hoang. Sau đó, mở rộng khai hoang vào đến vùng Nghệ An hiện nay.       Khi bà qua đời, nhân dân lập đền thờ để ghi lại công ơn bà là đã hết lòng chăm lo cho dân ấm no, trô

Đền Bà Chúa Ong

Hình ảnh
     Đền Bà Chúa Ong nằm ở phố Ba Mỏ, thị trấn Thanh Sơn, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. Bà Chúa Ong không nằm trong hệ thống Tứ Phủ.         Thần tích về Bà Chúa Ong        Theo truyền thuyết trong dân gian: “Từ xa xưa lâu lắm, trời đất hạn hán dân tình đói khổ. Mọi người trong vùng thường xuyên cầu trời đất phù hộ. Ở xứ làng Hạ lúc bấy giờ, có vợ chồng ở lâu mà không có con. Một hôm cụ bà đi vào rừng, thấy vết chân to, ướm thử chân mình vào. Trở về nhà, bà có mang, 2 ông bà mừng rỡ. Bà sinh hạ được một người con gái, khi chào đời cô gái đã biết nói, biết đi, xin đi cứu dân. Cô đi đến chân trời, bái tạ rồi biến mình thành ong, bay lên núi Tản Viên, cứu dân làng khỏi hạn hán. Dân làng biết ơn lập đền thờ”.           Theo tư liệu của Ty Văn hóa Vĩnh Phú:  B à Chúa Ong là người có công lao với dân làng trong cuộc sinh tồn, khai hoang lập ấp, dạy dân cày cấy, nuôi trồng, cứu dân khỏi nạn hạn hán, thiên tai mất mùa và bà cũng là vị tướng có công dẹp giặc. Sau khi bà mất được người dân tưởn

Chúa Năm Phương

Hình ảnh
Thần tích về Chúa Năm Phương      Chúa Năm Phương được sinh ra trong một gia đình họ Vũ tại làng cổ Gia Viên thuộc quận Ngô Quyền, Hải Phòng; nay là phường Gia Viên, Phố Cấm. Tên thật của bà là Vũ Thị Quyến Hoa.      Khi Ngô Quyền khởi binh chống lại quân Nam Hán, bà được phong nữ tướng lo việc quân lương. Với những đóng góp to lớn của bà, Ngô Quyền đã phong tước hiệu cho bà là Ngô Vương Vũ quận chúa. Vì vậy, bà còn được coi là Bà Chúa Kho của riêng đất Hải Phòng.      Năm 1924, Vua Khải Định (triều Nguyễn) chính thức sắc phong tặng Bà là “Vũ quận Quyến Hoa Công chúa Tôn Thần” và chuẩn cho làng Gia Viên được phụng thờ.      Năm 1934, Vua bảo Đại sắc phong bà là "Hộ Quốc Trang Huy Thượng Đẳng Thần" .      Tuy nhiên, không chỉ ở làng Gia Viên, sau này, cứ ở đâu có thờ Ngô Quyền thì ở đó đều có phối hưởng thờ Bà chúa Vũ quận.      Tương truyền, trước khi đánh trận trên sông Bạch Đằng, Đức thánh Trần Hưng Đạo đã vào đền thắp hương và đã được Bà phù hộ cho đánh tan quân địch.   

Mẫu có phải là con của Phật không

Hình ảnh
       Lời ban biên tập: Vừa qua, chuyện một nhà sư nói về Đạo Mẫu tạo nên một sự lùm xùm không nhỏ. Ban biên tập chúng tôi xin trích đăng một bài viết có liên quan đến vấn đề này để các bạn tham khảo.      Ba lần giáng sinh của Mẫu Liễu Hạnh       Mẫu giáng sinh lần đầu tại thôn Vỉ Nhuế, xã Yên Đồng, Ý Yên, tỉnh Nam Định vào năm 1434 . Tên của Mẫu lúc đó là Phạm Tiên Nga. Mẫu mất năm 1473, hưởng thọ 40 tuổi.        Mẫu giáng sinh lần thứ hai vào năm 1557 t ại Kim Thái, Vụ Bản, Nam Định. Tên của Mẫu lúc đó là Lê Giáng Tiên.  Bà mất ngày 3 tháng 3 năm Đinh Sửu, tức năm 1577 . Năm ấy, Bà mới 21 tuổi.       Mẫu giáng sinh lần thứ 3 năm 1650 và mất năm 1668, hưởng thọ 18 tuổi.       Mẫu Liễu Hạnh là con nhà phật       Bà giác ngộ đạo phật từ khá sớm. Trong lần giáng sinh lần thứ nhất, Năm 36, tuổi đã có công xây một ngôi chùa gọi là chùa Kiêm Thoa. Năm 38 tuổi, bà phát tâm tu sửa chùa Sơn Trường - Ý Yên, Nam Định, chùa Long Sơn - Duy Tiên, Hà Nam, chùa Thiện Thành ở Đồn xá - Bình Lục, Hà