Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 5, 2018

Phủ Đồi Ngang, Cậu Bé Đồi Ngang

Hình ảnh
        Đền Đồi Ngang nằm ở xã Phú Long, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.  Đền Đồi Ngang là nơi thờ chính của Cậu bé Đồi Ngang. Đền Đồi Ngang còn là nơi thờ của Thánh Mẫu Liễu Hạnh nên còn được gọi là Phủ Đèo Ngang. Sân Đền Đồi Ngang         Cậu Bé Đồi Ngang chính là con trai của Mẫu Liễu trong lần giáng sinh thứ ba         Các tài liệu đều cho rằng Cậu bé Đồi Ngang chính là con trai của Thánh Mẫu Liễu Hạnh trong lần giáng sinh lần thứ ba.         Tài liệu tại Phủ Mỗ - nơi thờ lần giáng sinh lần thứ ba của Mẫu cho rằng:  Mẫu giáng sinh lần thứ ba xuống một gia đình họ Hoàng tại làng Tây Mỗ, Hà Thái, Hà Trung, Thanh Hóa để tái hôn với Mai Thanh Lâm (còn gọi là Mai Sinh) là hậu kiếp của Trần Đào Lang (chồng của Mẫu trong lần giáng sinh thứ hai tại Phủ Giầy), được hơn một năm thì mãn hạn hồi tiên. Tên bà lúc đó là Hoàng Thị Trinh. Bà kết duyên năm 18 tuổi, năm 19 tuổi bà về trời. Vợ chồng bà có một con trai tên là Thanh Cổn. Thanh Cổn sau này được thờ tại Đèo Ngang và có tên là Cậu bé Đồi

Thầy và lòng tham

Hình ảnh
        Lời ban biên tập: Hiện Đạo Mẫu đang trong giai đoạn loạn đạo bởi một nhóm không nhỏ các thầy có lòng tham gây ra. Chúng tôi xin lược trích một bài viết của thầy Tự Minh Ân về vấn đề này để các bạn tham khảo.           Ai cũng biết ở đời có sáng thì có tối, có âm thì có dương, có ngày thì có đêm và hiển nhiên có tốt thì có xấu, nhưng cái xấu tôi đang muốn nhắc tới ở đây không đơn giản chỉ là cái xấu xí của đời thường, mà cái xấu làm mất đi tính chân thiện mỹ của đạo, cái xấu làm ô danh những người thầy chân chính, và cũng chính từ cái xấu ấy đã khiến cho bao nhiêu gia đình tan cửa nát nhà, nghiệp chồng nghiệp, nợ chồng nợ...         Các cụ nói " cây xanh thì lá cũng xanh - cha mẹ hiền lành để phúc cho con " trong thế giới tâm linh mà đặc biệt là vai trò của người thầy trong hệ thống điện thờ tứ phủ được coi như người mẹ thứ hai trên cuộc đời này khi khai đàn mở phủ, xuất thủ trình đồng cho các con nhang đệ tử. " Nhất tự vi sư - bán tự vi sư " ấy vậy mà thực

Phủ Tây Mỗ - Nơi giáng sinh lần thứ ba của Mẫu Liễu

Hình ảnh
     Phủ Tây Mỗ, hay còn gọi là Phủ Mỗ, có tên cổ là “Tây Mỗ linh từ” ở chân núi Sóc Sơn, làng Tây Mỗ, xã Hà Thái, huyện Hà Trung, Thanh Hóa. Phủ Tây Mỗ là nơi thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Nơi đây gắn với sự tích giáng sinh lần thứ ba của Mẫu Liễu Hạnh.       Theo truyền thuyết Mẫu Liễu Hạnh vốn là công chúa thứ hai tên là Đệ Nhị Quỳnh Hoa Công chúa của Vua Cha Ngọc Hoàng. Do một lần, lỡ đánh rơi vỡ chén ngọc quý của Thiên Đình nên Công Chúa bị phạt giáng xuống dương gian.  Mẫu Liễu Hạnh có 3 lần giáng sinh xuống cõi trần:      +  Lần thứ nhất bà giáng vào nhà họ Phạm ở Quảng Nạp, Vỉ Nhuế, Ý Yên Nam Định. Bà có tên Phạm Tiên Nga và hưởng thọ 40 tuổi.      +  Lần thứ hai bà giáng vào nhà họ Lê ở An Thái, Vụ Bản, Nam Định. Bà kết duyên cùng Trần Đào Lang, đến năm 21 tuổi thì về trời.      + Lần thứ ba bà giáng xuống một gia đình họ Hoàng tại Tây Mỗ, Hà Thái, Hà Trung, Thanh Hóa  để tái hợp cùng Mai Thanh Lâm (còn gọi là Mai Sinh) là hậu kiếp của Trần Đào Lang được hơn một năm thì mãn hạn hồi

Đền Bồng Lai Ninh Bình thờ Cô Đôi Thượng Ngàn

Hình ảnh
        Cô Đôi Thượng Ngàn là thánh cô nổi tiếng trong Tứ Phủ Thánh Cô. Đền thờ Cô ở mọi miền đất nước, nhưng nổi lên trên cả là hai ngôi đền cùng có tên Bồng Lai gắn với truyền thuyết sinh hóa của Cô. Tượng Cô Đôi Thượng Ngàn tại đền Bồng Lai Ninh Bình        Đền Bồng Lai thứ nhất tọa lạc thôn Bồng Lai, xã Văn Phương, Nho Quan, Ninh Bình  gắn với sự tích giáng sinh của Cô. Ngôi đền này có tên cổ là: Đền Thượng Bồng Lai Cổ Linh Từ. Đền Bồng Lai ở Cao Phong, Hòa Bình (Còn gọi là Đền Bồng Lai Thượng Cao Phong) là nơi gắn với sự tích Cô hóa và hiển thánh.  Cảnh đền Cô Đôi Thượng Ngàn Nho Quan, Ninh Bình Thăng trầm của Đền Cô Đôi Thượng Ngàn Ninh Bình         Đền Bồng Lai Ninh Bình được xây dựng từ thời Trần và được trùng tu nhiều lần với nhiều thăng trầm.  Trước đây, nơi thờ Cô là một ngôi đền nhỏ, nhưng rất khang trang. Sau khi, đất nước được giải phóng khỏi ách thực dân Pháp, trong phòng trào chống mê tín dị đoan, đền đã bị phá dỡ, nay chỉ còn giữ lại được một lư hương và một sắc phong.

Đền Ngọc Lan với nhiều điều kỳ bí

Hình ảnh
        Đền Ngọc Lan thuộc quần thể di tích lịch sử Lam Kinh thuộc xã Xuân Lam, Thọ Xuân, Thanh Hóa. Đây là ngôi đền thờ Công Chúa Ngọc Lan và cũng là nơi thờ một thiếu nữ oan khiên. Đền Ngọc Lan tuy nhỏ nhưng là ngôi đền kỳ bí mang nhiều sắc màu huyền thoại. Đây được coi là Đền Trình của quần thể di tích Lam Kinh. Cổng Đền Ngọc Lan        Chuyện kể lại rằng: "Xưa kia có một thiếu nữ nhà nghèo xinh đẹp, nết na được nhiều chàng trai trong vùng thầm yêu trộm mến. Thế nhưng vì hoàn cảnh nghèo khó, thiếu nữ đành chấp nhận làm dâu một gia đình phú hộ giàu có. Ngày “vu quy” đã đến thì bỗng nhiên bên nhà phú hộ rêu rao tin đồn, nàng thiếu nữ đã thất tiết nên bắt cô gái phải chịu tội “bắt vạ” của tộc làng. Trước nỗi oan tày đình này, gia đình thiếu nữ đã tìm đến cửa quan để khiếu kiện. Nhưng “nén bạc ném toạc công lý”, vị quan xét xử đã “đổi trắng thay đen” xử phạt gia đình cô gái phải bồi thường 200 quan tiền. Hoàn cảnh nghèo khó đến mức một bộ quần áo lành lặn để mặc cũng không có, thì

Tứ Đền - Một khu đền linh thiêng

Hình ảnh
        Di tích Tứ Đền thuộc thôn Yên Lịch, xã Long Sơn, Lương Sơn, Hòa Bình được xây dựng vào khoảng thế kỷ 15-16 bằng vật liệu đá ong. Đây là ngôi đền thờ Tản Viên Sơn Thánh. Đền còn được gọi là Tứ Đền vì có 4 ngôi đền chính là: Đền Thượng thờ Tản Viên Sơn Thánh, Đền Trung thờ Mẫu Mẫu Liễu Hạnh và Mẫu Thượng Ngàn, đền Hạ thờ hội đồng các quan và Đền thờ Ông Giáo. Ngoài ra, Tứ Đền còn có thêm Đền Trình và đền thờ Sơn trang và một ban thờ công đồng Tứ Phủ. Đền Tứ Đền        Tương truyền rằng: Vào thời nhà Mạc, thầy đồ Nguyễn Văn Học, người Hà Đông, đã đến vùng xã Long Sơn, Lương Sơn để truyền chữ cho nhân dân. Thầy sống một mình, đạm bạc, dành cả cuộc đời mình cho vùng đất đầy linh khí này. Thầy đồ đã mất ngay tại đây trong lòng thương và tiếc nuối của nhân dân trong vùng. Tưởng nhớ công ơn của Ông, mọi người đã đưa thân xác ông đến phối thờ tại khu đền của Đức Thánh Tản Viên.  Từ đó, nơi linh thiêng này có tên là Tứ Đền là vì thế. Đền Thượng và Đền Trung tại Tứ Đền        Theo tương t