Bài đăng

số ghi chép tạp luận

  1 số ghi chép tạp luận của Agape & Lê Quang Lăng Cung VCD Phụ mẫu VCD thì cha mẹ thường sống lâu (xem thêm Nhật, Nguyệt) Tật Ách VCD thì ít bệnh tật Điền VCD thì khó giữ nhà đất bền vững, cho dù có sao giữ của như Quả Tú Tử VCD thì khó có con, vẫn có con nhưng không nhờ được con Huynh VCD thì không nhờ nhau Phúc VCD thì lại tốt Phụ Mẫu VCD thì không giúp đỡ được cha mẹ nhiều, hoặc cha mẹ cũng không giúp cho con nhiều Điền VCD gặp Triệt đương đầu: ăn trong cảnh bất ngờ, náo loạn (bất thường, phản vi kỳ cách) Nữ Mệnh VCD thì đỡ xấu hơn là Nam Mệnh VCD Tam hợp chiếu tại cung VCD thì phải tại Tứ Mộ mới ăn, tại các cung khác thì lấy xung chiếu Mệnh VCD, Tử Tức VCD thì xấu, cả đời không con hoặc khổ về vấn đề con Phu Thê vô chính diệu thường lập gia đình bất ngờ Tam Hóa, Lộc Tồn Hóa Lộc tại Tứ Mộ thì Lộc bị chôn vùi, do đó chủ về phúc hơn là chủ về tiền tài. Hóa Lộc cư tại Tứ Mộ thì bị vùi, nhưng nếu gặp Triệt thì lại tốt, không bị chôn lấp Hóa Lộc đóng tại Tứ Sinh thì tốt nhất, kế đến

Phân tích của bác VDTT về Tứ Hóa Phi Tinh Lương Nhược Du

Viết tắt: Bản mệnh = mệnh như trên lá số. Hạn mệnh = cung chính của đại hạn. Lưu mệnh = cung chính của lưu niên (như năm nay là Kỷ Hợi, tất lưu mệnh là cung Hợi). ------------- Khác biệt sắc nét đầu tiên của phái Lương Châu so với mọi phái khác là tính “luồng” của cả hóa Kị và hóa Lộc. Hãy xét niên Kị (tức sao Kị của năm sinh, như sinh năm Giáp thì sao Kị ở cung có Thái Dương, năm Ất ở cung có Thái Âm v.v…) Giả như cung A thuộc can Ất có sao Thái Dương thì các phái phi tinh khác xem đây là “Kị nhập cung A” và thường dừng ở đó. Về ngoại lệ, có phái cho Kị của cung A nhập cung B, rồi kị của cung B nhập cung C, nhưng lý do tại sao thì (tối thiểu theo tôi) rất mơ hồ, có khi chẳng đưa lý do gì cả. Trái lại ông LND thì có chủ trương rất rõ ràng: Ảnh hưởng của niên Kị không chỉ ở cung A, mà còn theo can của A nhập cung B nữa, và về sức mạnh thì Kị ở B chẳng thua gì Kị ở A. Như trường hợp này giả sử sinh năm Giáp, tất Thái Dương ở Hợi hóa Kị, nhưng vì Hợi can Ất (ứng tháng 10 năm Giáp), nên T

Lương Nhược Du - Cách xem vận trong phi tinh Lương Phái

Cung vận: Cách an đại vận: đại vận tính theo cục số, nhưng đại vận thứ nhất của Lương phái không an ở mệnh mà dùng cung phu thê làm Dụng kết hợp với lưu niên thái tuế trong đại vận đó để xem vận. Bạn có thể tham khảo cách an đại vận của Lương phái hoặc bạn có thể an đại vận ở mệnh bình thường như Nam phái và tứ hóa phái. Cách an lưu niên thái tuế: vào năm nào thì lưu niên thái tuế đóng ở cung đó. Ví dụ năm Kỷ Hợi thì lưu niên thái tuế đóng ở cung hợi. Cách an lưu nguyệt (vận tháng): cung dần của địa bàn là cung chức nào của nguyên bàn thì cung chức đó của lưu niên thái tuế là tháng giêng của năm đó. Ví dụ cung dần của lá số nguyên bàn là cung Tài Bạch thì năm Kỷ Hợi lưu niên thái tuế đóng cung hợi, như vậy cung tài bạch của cung hợi là cung mùi sẽ an tháng Giêng của năm hợi. Các tháng tiếp theo đi thuận, bất kể nam nữ tuổi âm tuổi dương. Ví dụ trên, tháng hai sẽ là cung thân, tháng ba cung dậu, tháng tư cung tuất… Cách an lưu nhật: tháng là quân, ngày là thần cho nên ngày 1 tháng đó sẽ

Lương Nhược Du - Đường Kỵ chuyển Kỵ, Lộc chuyển Kỵ, Khoa Quyền chuyển Kỵ

Ba trụ cột của Tứ hóa phi tinh Ba trụ cột của Tứ hóa phi tinh đó là: Cung chức, tinh diệu và hóa tượng. Tinh diệu là 18 sao bao gồm 14 chính tinh và 4 sao Tả Phụ Hữu Bật Văn Xương Văn Khúc. Hóa Tượng có nghĩa là Lộc Quyền Khoa Kỵ. Tất cả các phái đều dựa trên ba trụ cột này để diễn hóa suy luận. Thiếu một trụ cột đều không thể luận chính xác.  Phi tinh Lương phái xây dựng trên hai Đường Chuyển Kỵ. Đường Chuyển Kỵ cho ta biết mối liên hệ giữa cung và cung. Nói cách khác, nó bao hàm Cung chức và Hóa tượng trong đó. Sau khi nắm vững đường Chuyển Kỵ bạn chỉ cần nắm vững tính lý tinh diệu là bạn hoàn toàn có thể luận đoán tự tin chính xác. Toàn bộ Độc Môn Tâm pháp của Lương phái chỉ nói về đường Chuyển Kỵ này thôi. Do mối quan hệ giữa cung chức với cung chức bằng hóa tượng (Lộc chuyển Kỵ và Kỵ chuyển Kỵ) là có hạn và có quy luật có thể công thức hóa được, cho nên chúng ta cần nắm vững trước. Sau khi đã xét đoán kỹ lưỡng Cung chức và Hóa tượng, chúng ta mới xét đến Tinh diệu. Tính lý của Ti

Lương Nhược Du - Xuyến liên thể dụng

Bất cứ cung nào cũng có khả năng phát động phi hóa, nhưng không phải lúc nào cũng có quyền phát động phi hóa . Giống như cá nhân chúng ta trong biển người đều có thể phát ngôn, nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng nắm được micro phát ngôn cho cả biển người nghe. Quyền phát ngôn đó thuộc về Thái Tuế, quyền phát ngôn đó thuộc về Mệnh cung, và quyền phát ngôn đó thuộc về những cung được lựa chọn làm Thể Dụng. Đại vận và lưu niên thái tuế nắm thời lệnh, cho nên cũng có quyền phát ngôn, và khi người nắm lệnh phát ngôn, không ai có thể ngó lơ . Bất cứ cung nào cũng có thể được lựa chọn làm Thể Dụng, giống như phép chọn dụng thần của bốc dịch, cho nên bạn cần hiểu Thể Dụng là linh hoạt. Những công thức Thể Dụng giới thiệu trong sách này là cơ bản, và bạn hoàn toàn có thể lựa chọn bộ Thể Dụng của riêng mình nếu thấy đúng và hợp lý. Đầu tiên cần nắm vững cung Thể và cung Dụng là gì. Cung Thể là một cung hoặc nhiều cung trực tiếp cho biết vấn đề ta cần xét, ví dụ xét gia đạo thì cung Điền là c

Lương Nhược Du - Yếu lĩnh luận mệnh

1. Luận gia đạo cách cục: Lấy điền trạch làm Thể, Mệnh cung, phúc đức, thiên di làm Dụng . Khi luận kết cấu của Hóa Lộc, bởi vì kết cấu của Hóa Lộc chuyển Kị, truy Lộc, truy Quyền tất phải đồng tinh diệu là vô cùng nghiêm cẩn, cho nên có một số cung vị tương quan có thể làm công cụ bắc cầu cung vị, ví dụ, Tật ách (cung tông lục vị của mệnh cung), Phu thê (Phúc đức tam phương, Tài bạch của phúc đức). Huynh đệ (Tài bạch của điền trạch, thu nhập gia đình), Phụ mẫu (việc hưng gia trong tay cha). 2. Luận cách cục tài sản của mệnh tạo do nỗ lực của hậu thiên mà có: Lấy điền trạch làm Thể, ngoài luận thuật như trên cùng các cung khác, luận Lộc còn có thể gia thêm Tài bạch, Quan lộc, Nô bộc tam phương, là nỗ lực hậu thiên của mệnh tạo và thêm trợ lực của nhân tế . Nhưng cần xét ưu khuyết của tính cách. 3. Luận cách cục của thành tựu sự nghiệp: Lấy Huynh đệ làm Thể, Mệnh cung, Phúc đức, Thiên di làm Dụng. Khi luận cung vị bắc cầu của kết cấu của Hóa Lộc, Tật ách (cung tông lục vị của mệnh cu

Lương Nhược Du - Phi Tinh Tử Vi Đẩu Số (Quách Ngọc Bội dịch; nguồn: TVLS)

Phi Tinh Tử Vi Đẩu Số Lương Nhược Du Ghi chú lời bàn trước khi đọc quyển sách này:  Phi Tinh Tử Vi Đẩu Số Tứ Hóa Phái hay còn gọi là Hà Lạc Phái dùng 4 câu nói sau để khái quát: Nhất lục cộng tông, Khí số tại cửu, Cung vị điệp dụng, Tứ hóa cát hung . Cái gọi là “Nhất lục cộng tông”, chính là mượn cái quan niệm của Hà Đồ để mà trình bày một cái lý là: Mệnh cung cùng với nghịch số của nó đến cung Tật Ách là cung thứ 6, là có mối quan hệ đầu đuôi trong ngoài, liên quan tới vui buồn; cùng cái lý đó thì, các cung còn lại như Huynh Đệ cung, Phu Thê cung, các loại… bất cứ cung nào mà đếm nghịch từ nó đến cung thứ 6, thì đều có sự quan hệ biểu lý đầu đuôi, một cái lý này có thể áp dụng được cho cả 12 cung nhân sự. Cái gọi là “Khí số tại cửu”, là mượn dùng quan niệm của Lạc Thư, cho rằng 9 là số Cực, bất luận một cung nào đó mà nghịch số đến cung thứ 9 (tức Quan Lộc cung của nó) là vị trí Khí Số của nó. Bất kể là cung nào thì cát hung tốt xấu của nó đều cùng với Tứ Hóa của Thiên Can ở vị trí củ