Lương Nhược Du - Đường Kỵ chuyển Kỵ, Lộc chuyển Kỵ, Khoa Quyền chuyển Kỵ
Ba trụ cột của Tứ hóa phi tinh
Ba trụ cột của Tứ hóa phi tinh đó là: Cung chức, tinh diệu và hóa tượng. Tinh diệu là 18 sao bao gồm 14 chính tinh và 4 sao Tả Phụ Hữu Bật Văn Xương Văn Khúc. Hóa Tượng có nghĩa là Lộc Quyền Khoa Kỵ. Tất cả các phái đều dựa trên ba trụ cột này để diễn hóa suy luận. Thiếu một trụ cột đều không thể luận chính xác.
Phi tinh Lương phái xây dựng trên hai Đường Chuyển Kỵ. Đường Chuyển Kỵ cho ta biết mối liên hệ giữa cung và cung. Nói cách khác, nó bao hàm Cung chức và Hóa tượng trong đó. Sau khi nắm vững đường Chuyển Kỵ bạn chỉ cần nắm vững tính lý tinh diệu là bạn hoàn toàn có thể luận đoán tự tin chính xác. Toàn bộ Độc Môn Tâm pháp của Lương phái chỉ nói về đường Chuyển Kỵ này thôi.
Do mối quan hệ giữa cung chức với cung chức bằng hóa tượng (Lộc chuyển Kỵ và Kỵ chuyển Kỵ) là có hạn và có quy luật có thể công thức hóa được, cho nên chúng ta cần nắm vững trước. Sau khi đã xét đoán kỹ lưỡng Cung chức và Hóa tượng, chúng ta mới xét đến Tinh diệu. Tính lý của Tinh diệu đa dạng phong phú linh hoạt và không có công thức cố định. Sau khi thành thạo Chuyển Kỵ và Xuyến Liên thủ pháp, việc kết hợp tính lý tinh diệu để luận đoán hoàn toàn do tài năng kinh nghiệm
Hệ thống Tử vi đẩu số tứ hóa phi tinh Lương phái do thầy Lương Nhược Du học từ lão sư Chu Thanh Hà. Sau đó thầy Lương Nhược Du truyền cho thầy Trương Thế Hiền. Hiện nay, thầy Trương Thế Hiền là người mở lớp trực tiếp truyền thụ Tứ hóa Phi tinh ở Đài Loan. Như chúng ta đã biết, Tử Vi tạm chia Nam Bắc phái. Việt Nam chúng ta thuộc Nam phái với cách xem nặng về tính lý của tinh diệu. Bắc phái tứ hóa phi tinh phổ biến ở Hương Cảng và Đài Loan với quan điểm mệnh lý và thủ pháp rất khác biệt so với Nam phái. Tử vi đẩu số Phi tinh do thầy Lương Nhược Du sáng lập và sau này gọi là Lương phái có tinh hoa nằm ở Chuyển Kỵ Pháp, cụ thể là hai đường Lộc chuyển Kỵ và Kỵ chuyển Kỵ. Nếu tóm gọn một câu về sự khác nhau của Tứ hóa và Phi tinh thì đó là câu: Tứ hóa là đường thẳng, Phi tinh là đường cong.
Như chúng ta đã biết có ba loại tứ hóa trong tử vi, đó là niên hóa (tứ hóa do can năm sinh tạo ra), tự hóa (tự hóa hướng tâm và li tâm) và phi hóa. Tử vi Nam phái chỉ dùng tứ hóa năm sinh. Còn cách xem của Tứ hóa phái (điển hình là Khâm Thiên Môn) đặt nặng lên Tự hóa hướng tâm và li tâm đó đều là đường thẳng. Số lượng các đường tự hóa trên mỗi lá số tử vi là khác nhau. Tương tác giữa chúng cũng không giống nhau. Cùng thêm với tính lý của tinh diệu sẽ tạo ra vô số tượng ý khác nhau và dự đoán cụ thể cũng sẽ khác nhau. Thế nhưng do nguyên tắc của tự hóa, không phải lá số nào cũng có tự hóa, có lá số có nhiều, có lá số có ít. Nói cách khác, không phải cung nào cũng có đủ Lộc Quyền Khoa Kỵ bởi vì đơn giản là nếu cung đó không có sao nào có khả năng Hóa Kỵ thì cung đó không thể có Hóa Kỵ. Thế nhưng cung nào cũng có can cung, và cung nào cũng có thể phi Hóa Lộc Quyền Khoa Kỵ sang cung khác. Những đường phi hóa đó là những đường cong. Đường thẳng tự hóa chỉ là trường hợp riêng của đường cong phi hóa mà thôi. Tự hóa là cung đó phi hóa lên chính trục của nó. Nếu phi hóa sang đối cung thì đó là tự hóa hướng tâm. Nếu phi hóa về chính cung đó thì chính là tự hóa li tâm. Tự hóa trong phi tinh Lương phái đều coi là hóa xuất mà sau này bạn sẽ được tìm hiểu kỹ hơn.
Lương phái xây dựng trên hai đường Chuyển Kỵ đó là Lộc chuyển Kỵ và Kỵ chuyển Kỵ. Ví dụ cung A phi hóa Lộc nhập cung B, cung B phi hóa Kỵ nhập cung C, khi đó Lương phái gọi là A hóa Lộc B và B chuyển Kỵ sang C. Dựa vào hai đường Chuyển Kỵ này Lương phái liên kết các cung trong lá số, từ đó tìm ra mối quan hệ giữa các cung là tốt hay xấu, mức độ tốt xấu là cao hay thấp, kết hợp với tính lý tinh diệu mà rút ra dự đoán chính xác. Sư tổ Chu Thanh Hà của Lương phái cũng như thầy Lương Nhược Du đều là những người nổi tiếng giang hồ mệnh lý về dự đoán chính xác, tỉ mỉ, và quan trọng hơn là nắm rõ được Duyên khởi từ đâu, Duyên diệt khi nào. Hai đường Lộc chuyển Kỵ và Kỵ chuyển Kỵ cho biết khuynh hướng và mức độ của sự tình, cho biết dòng chảy Lộc Kỵ này rốt cuộc đi về đâu.
1. Lộc chuyển Kỵ:
- Cung A hóa Lộc nhập cung B (ta giỏi kiếm tiền)
- Cung B chuyển Kỵ nhập cung C (tiền tích lũy thành gia sản)
- Cung A hóa Lộc nhập cung C thông qua cung B (ta tích lũy được gia sản nhờ giỏi làm ăn)
Ví dụ cung mệnh hóa Lộc nhập cung Tài và cung Tài hóa Kỵ nhập cung Điền, thì khi đó có thể luận là người đó kiếm tiền (Tài Bạch) giỏi, và tích lũy (chuyển Kỵ) được gia sản (Điền trạch). Chuyển Kỵ ở đây tuy bản chất là Hóa Kỵ nhưng không có ý nghĩa giống như Hóa Kỵ. Chuyển Kỵ ở đây là chuyển tiếp Hóa Lộc tại B sang tiếp cung C, cho nên giống như Hóa Lộc do A tạo ra ở B được B chuyển tiếp sang C. Hóa Lộc như chiếc xe ô tô được A giao cho B, tại B chiếc xe đó được chuyển thành tiền mặt và tiền mặt đó đi tới cung C.
Chuyển Kỵ là phản ứng của cung B đối với Hóa Lộc từ cung A chuyển sang. Cung B có can cung B và có bốn khả năng phi hóa hay nói cách khác là bốn loại tâm tình phản ứng với hóa Lộc do cung A tạo ra.
Khi nói cung A hóa Lộc nhập cung B là bất kể tâm tình phản ứng của cung B, không biết cung B phản ứng ra sao. Khi nói cung A hóa Lộc nhập cung B chuyển Kỵ cung C thì kết quả cuối cùng Hóa Lộc tọa tại cung C đã được bao gồm tâm tình của cung B (chính là Chuyển Kỵ).
Nói cách khác, Lộc từ cung A chảy xuyên qua B tới C. Nói cách khác ba cung A B C có mối quan hệ xâu chuỗi đó là Hóa Lộc. Hóa Lộc giống như danh từ, còn khi Chuyển Kỵ đã là động từ. Hóa Lộc giống như tài sản hữu hình, Chuyển Kỵ giống như tiền mặt. Tiền mặt có thể đi khắp các ngân hàng, ô tô chỉ có thể chạy ngoài đường.
2. Kỵ chuyển Kỵ:
Là khi cung A hóa Kỵ nhập cung B, cung B hóa Kỵ nhập cung C. Khi đó tượng ý sẽ là cung A hóa Lộc nhập cung B chuyển Kỵ cung C. Tương tự như diễn giải ở trên về Hóa Lộc, ở đây là Hóa Kỵ. Ví dụ cung Mệnh Hóa Kỵ nhập cung Tài và chuyển Kỵ nhập cung Điền, có nghĩa là ta quan tâm để ý (Hóa Kỵ) kiếm tiền (Tài Bạch) sau đó tích lũy (chuyển Kỵ) vào gia sản (cung Điền Trạch).
Tượng ý có thể phân tích thành như sau:
- Cung A hóa Kỵ nhập cung B (ta ham kiếm tiền)
- Cung B chuyển Kỵ nhập cung C (tiền tích lũy thành gia sản)
- Cung A hóa Kỵ nhập cung C thông qua cung B (ta tích lũy được gia sản nhờ chịu khó kiếm tiền).
Tượng ý Kỵ chuyển Kỵ này có nghĩa là ba cung A B C (ở đây là Mệnh Tài và Điền) có mối liên hệ với nhau, và mối liên hệ đó là Kỵ.
Tượng ý này cũng là kiếm tiền và tích lũy gia sản, nhưng Kỵ chuyển Kỵ ở đây là câu chuyện kiếm tiền khó nhọc hơn, có được gia sản nhờ cần kiệm tích lũy. Còn Lộc chuyển Kỵ phía trên là ta kiếm tiền rất giỏi và rất dễ, sau đó ta không phung phí mà tích lũy được.
Đường Kỵ chuyển Kỵ
Đường Kỵ chuyển Kỵ cho biết sự kết nối các cung chức bằng mối quan hệ kiểu Kỵ. Thông thường mối quan hệ này thường được coi là xấu. Số lượng Kỵ xuyến liên (kết nối) các cung thể hiện mức độ xấu và bất ổn của mối quan hệ này. Trước hết chúng ta cần nắm vững nguyên tắc Kỵ chuyển Kỵ và nguyên tắc dừng Kỵ chuyển Kỵ. Kỵ chuyển Kỵ xảy ra khi năng lượng Kỵ tràn đầy. Năng lượng Kỵ đó của năm sinh, của mệnh cung, và của số đông (trường hợp Truy Kỵ).
Truy Kỵ là trường hợp có cung phi Hóa Kỵ đuổi theo và gặp nhóm cung ta đang xét. Ví dụ ta đang xét nhóm cung A B C trong đó cung A hóa Kỵ nhập cung B và cung B chuyển Kỵ nhập cung C, thì có một cung D nào đó hóa Kỵ nhập cung C. Khi đó là cung D Truy Kỵ tới cung C, và cung C có thể tiếp tục chuyển Kỵ sang một cung khác. Truy Kỵ chỉ cần đồng cung là cung C (cung vừa nhận chuyển Kỵ từ cung B). Nhưng Truy Lộc Truy Quyền từ cung D tới cung C cần cùng tinh diệu với tinh diệu vừa nhận chuyển Kỵ tại cung C thì mới có thể tiếp tục chuyển Kỵ.
Nguyên tắc Kỵ chuyển Kỵ như sau:
Hóa Kỵ năm sinh đương nhiên chuyển Kỵ
Hóa Kỵ cung mệnh đương nhiên chuyển Kỵ
Truy Kỵ (không cần cùng tinh diệu) đương nhiên chuyển Kỵ
Hóa Kỵ năm sinh là quyền của thái tuế đương nhiên tiếp tục chuyển Kỵ. Ví dụ Hóa Kỵ năm sinh tọa cung A can Bính, như vậy Hóa Kỵ năm sinh tiếp tục chuyển Kỵ đến cung có sao Liêm Trinh (Bính hóa Kỵ tại Liêm Trinh). Tương tự như vậy mệnh Kỵ (hóa Kỵ xuất từ cung an mệnh) là quyền của Chủ quyền của Cực (tức cung Mệnh là lập cực của toàn lá số, cung Mệnh là lí do 11 cung chức còn lại tồn tại), cho nên mệnh Kỵ đương nhiên chuyển Kỵ. Truy Kỵ là trường hợp hai cung cùng hóa Kỵ vào một cung, cung đó nhận năng lượng Hóa Kỵ từ hai cung nên tràn đầy và sẽ tiếp tục chuyển Kỵ tới cung khác. Giống như hai cốc nước cùng đổ vào một cốc khác có cùng dung tích thì đương nhiên sẽ tràn nước ra ngoài.
Nguyên tắc dừng Kỵ chuyển Kỵ như sau:
Cung vừa được chuyển Kỵ lại tự hóa Kỵ xuất
Chuyển Kỵ tạo thành vòng lặp luẩn quẩn
Không có cung Truy Kỵ
Chuyển Kỵ dừng lại khi không thể tiếp tục chuyển nữa. Cung tự Hóa Kỵ xuất là cung đó tự phi Kỵ vào chính nó đương nhiên đứng im tại chỗ. Chuyển Kỵ tạo thành vòng lặp luẩn quẩn ví dụ cung A chuyển Kỵ sang B, cung B lại chuyển Kỵ về A, có chuyển nữa cũng trong vòng lặp đó mãi mãi không ra khỏi. Không có cung Truy Kỵ là trường hợp dừng chuyển Kỵ khi hết năng lượng. Tại cung vừa được chuyển Kỵ tới không có năng lượng để đi tiếp thì đương nhiên dừng chuyển Kỵ.
Đường Lộc chuyển Kỵ
Đường Lộc chuyển Kỵ cho biết sự kết nối các cung chức bằng mối quan hệ kiểu Lộc. Thông thường mối quan hệ này thường được coi là tốt. Số lượng Lộc xuyến liên (kết nối) các cung thể hiện mức độ tốt của mối quan hệ này. Trước hết chúng ta cần nắm vững nguyên tắc Lộc chuyển Kỵ và nguyên tắc dừng Lộc chuyển Kỵ. Lộc chuyển Kỵ xảy ra khi năng lượng Lộc tràn đầy. Năng lượng Lộc đó của năm sinh, của mệnh cung, của Tự hóa Lộc và của số đông (trường hợp Truy Lộc cùng tinh diệu).
Nguyên tắc Lộc chuyển Kỵ như sau:
Hóa Lộc năm sinh đương nhiên chuyển Kỵ
Hóa Lộc cung mệnh đương nhiên chuyển Kỵ
Tự hóa Lộc đương nhiên chuyển Kỵ
Truy Lộc (nhất thiết phải cùng tinh diệu) đương nhiên chuyển Kỵ
Hóa Lộc năm sinh là quyền của thái tuế đương nhiên tiếp tục chuyển Kỵ. Ví dụ Hóa Lộc năm sinh tọa cung A can Bính, như vậy Hóa Lộc năm sinh tiếp tục chuyển Kỵ đến cung có sao Liêm Trinh (Bính hóa Kỵ tại Liêm Trinh). Tương tự như vậy mệnh Lộc (hóa Lộc xuất từ cung an mệnh) là quyền của Chủ (tức cung Mệnh là lập cực (Chủ) của toàn lá số, cung Mệnh là lí do 11 cung chức còn lại tồn tại), cho nên mệnh Lộc đương nhiên chuyển Kỵ. Tự Hóa Lộc là cung đó tự phi Lộc về chính nó, Hóa Lộc này là phi.
Lộc đặc biệt và được coi như nguồn Lộc hiện hữu. Nếu niên Lộc là kho tiền quốc gia thì Tự hóa Lộc có thể coi là kho tiền địa phương. Truy Lộc là trường hợp hai cung cùng hóa Lộc vào một tinh diệu, tinh diệu đó nhận năng lượng Hóa Lộc từ hai cung nên tràn đầy và sẽ tiếp tục chuyển Kỵ tới cung khác. Giống như hai cốc nước cùng đổ vào một cốc khác có cùng dung tích thì đương nhiên sẽ tràn nước ra ngoài. Chuyển Kỵ ở đây là dòng chảy là hướng đi của Hóa Lộc.
Nguyên tắc dừng Lộc chuyển Kỵ như sau:
Cung vừa được chuyển Kỵ lại tự hóa Kỵ xuất
Lộc chuyển Kỵ tạo thành vòng lặp luẩn quẩn
Không có cung Truy Lộc cùng tinh diệu
Lộc chuyển Kỵ dừng lại khi không thể tiếp tục chuyển nữa. Cung tự Hóa Kỵ xuất là cung đó tự phi Kỵ vào chính nó đương nhiên đứng im tại chỗ. Chuyển Kỵ tạo thành vòng lặp luẩn quẩn ví dụ cung A chuyển Kỵ sang B, cung B lại chuyển Kỵ về A, có chuyển nữa thì Lộc cũng trong vòng lặp đó mãi mãi không ra khỏi. Không có cung Truy Lộc cùng tinh diệu là trường hợp dừng chuyển Kỵ khi hết năng lượng. Tại cung vừa được Lộc chuyển Kỵ tới không có năng lượng để đi tiếp thì đương nhiên dừng chuyển Kỵ. Khác với Truy Kỵ, Truy Lộc nhất định phải cùng tinh diệu mới có thể tiếp tục chuyển Kỵ.
Đường Quyền chuyển Kỵ
Có Kỵ chuyển Kỵ, có Lộc chuyển Kỵ thì cũng có Quyền chuyển Kỵ. Nhưng Quyền không thể độc lập chuyển Kỵ mà Quyền phải bám theo đường Lộc chuyển Kỵ mà đi. Cho nên nếu gọi chính xác là Truy Quyền chuyển Kị chứ không có Quyền chuyển Kỵ độc lập. Nói cách khác, sau khi xây dựng đường Lộc chuyển Kỵ xong thì xét tất cả Truy Quyền đi cùng thì đó là đường Quyền chuyển Kỵ. Khi mới học thì chỉ cần xét hai đường Kỵ chuyển Kỵ và Lộc chuyển Kỵ là đủ. Đường Quyền chuyển Kỵ làm rõ nét hơn cho đường Lộc chuyển Kỵ mà thôi. Quyền và Khoa trong tứ hóa tượng đứng hàng nhân, trong khi Lộc đứng hàng thiên còn Kỵ đứng hàng địa. Lộc Kỵ có tư cách quyết định đại cục, khi đại cục đã định thì Quyền và Khoa là lực lượng củng cố. Nói cách khác Lộc Kỵ quyết định chất, còn Quyền Khoa quyết định lượng. Lộc Kỵ cho biết đẹp hay xấu, Quyền Khoa sẽ cho biết nhiều hay ít, đẹp nhiều hay đẹp ít, xấu nhiều hay xấu ít. Xét về tính cách con người thì Quyền cho biết nghị lực vươn lên, Khoa cho biết lý trí sáng suốt. Nếu nhiều Lộc thì tuy may mắn lạc quan nhưng phù phiếm không bền, cần có Quyền củng cố mới kiên định tiến hành và phát triển vượt qua sóng gió khó khăn. Lộc Quyền chủ khởi phát và lớn mạnh, nhưng Quyền không phải khởi nguyên cho nên phải bám theo đường Lộc chuyển Kỵ mà đi. Khoa Kỵ chủ thế thu tàng, cho nên không có đường Khoa chuyển Kỵ.
Ba trụ cột của Tứ hóa phi tinh đó là: Cung chức, tinh diệu và hóa tượng. Tinh diệu là 18 sao bao gồm 14 chính tinh và 4 sao Tả Phụ Hữu Bật Văn Xương Văn Khúc. Hóa Tượng có nghĩa là Lộc Quyền Khoa Kỵ. Tất cả các phái đều dựa trên ba trụ cột này để diễn hóa suy luận. Thiếu một trụ cột đều không thể luận chính xác.
Phi tinh Lương phái xây dựng trên hai Đường Chuyển Kỵ. Đường Chuyển Kỵ cho ta biết mối liên hệ giữa cung và cung. Nói cách khác, nó bao hàm Cung chức và Hóa tượng trong đó. Sau khi nắm vững đường Chuyển Kỵ bạn chỉ cần nắm vững tính lý tinh diệu là bạn hoàn toàn có thể luận đoán tự tin chính xác. Toàn bộ Độc Môn Tâm pháp của Lương phái chỉ nói về đường Chuyển Kỵ này thôi.
Do mối quan hệ giữa cung chức với cung chức bằng hóa tượng (Lộc chuyển Kỵ và Kỵ chuyển Kỵ) là có hạn và có quy luật có thể công thức hóa được, cho nên chúng ta cần nắm vững trước. Sau khi đã xét đoán kỹ lưỡng Cung chức và Hóa tượng, chúng ta mới xét đến Tinh diệu. Tính lý của Tinh diệu đa dạng phong phú linh hoạt và không có công thức cố định. Sau khi thành thạo Chuyển Kỵ và Xuyến Liên thủ pháp, việc kết hợp tính lý tinh diệu để luận đoán hoàn toàn do tài năng kinh nghiệm
và sự ứng biến của bạn.
Hệ thống phi tinh Lương phái và hai đường Chuyển Kỵ
Hệ thống phi tinh Lương phái và hai đường Chuyển Kỵ
Hệ thống Tử vi đẩu số tứ hóa phi tinh Lương phái do thầy Lương Nhược Du học từ lão sư Chu Thanh Hà. Sau đó thầy Lương Nhược Du truyền cho thầy Trương Thế Hiền. Hiện nay, thầy Trương Thế Hiền là người mở lớp trực tiếp truyền thụ Tứ hóa Phi tinh ở Đài Loan. Như chúng ta đã biết, Tử Vi tạm chia Nam Bắc phái. Việt Nam chúng ta thuộc Nam phái với cách xem nặng về tính lý của tinh diệu. Bắc phái tứ hóa phi tinh phổ biến ở Hương Cảng và Đài Loan với quan điểm mệnh lý và thủ pháp rất khác biệt so với Nam phái. Tử vi đẩu số Phi tinh do thầy Lương Nhược Du sáng lập và sau này gọi là Lương phái có tinh hoa nằm ở Chuyển Kỵ Pháp, cụ thể là hai đường Lộc chuyển Kỵ và Kỵ chuyển Kỵ. Nếu tóm gọn một câu về sự khác nhau của Tứ hóa và Phi tinh thì đó là câu: Tứ hóa là đường thẳng, Phi tinh là đường cong.
Như chúng ta đã biết có ba loại tứ hóa trong tử vi, đó là niên hóa (tứ hóa do can năm sinh tạo ra), tự hóa (tự hóa hướng tâm và li tâm) và phi hóa. Tử vi Nam phái chỉ dùng tứ hóa năm sinh. Còn cách xem của Tứ hóa phái (điển hình là Khâm Thiên Môn) đặt nặng lên Tự hóa hướng tâm và li tâm đó đều là đường thẳng. Số lượng các đường tự hóa trên mỗi lá số tử vi là khác nhau. Tương tác giữa chúng cũng không giống nhau. Cùng thêm với tính lý của tinh diệu sẽ tạo ra vô số tượng ý khác nhau và dự đoán cụ thể cũng sẽ khác nhau. Thế nhưng do nguyên tắc của tự hóa, không phải lá số nào cũng có tự hóa, có lá số có nhiều, có lá số có ít. Nói cách khác, không phải cung nào cũng có đủ Lộc Quyền Khoa Kỵ bởi vì đơn giản là nếu cung đó không có sao nào có khả năng Hóa Kỵ thì cung đó không thể có Hóa Kỵ. Thế nhưng cung nào cũng có can cung, và cung nào cũng có thể phi Hóa Lộc Quyền Khoa Kỵ sang cung khác. Những đường phi hóa đó là những đường cong. Đường thẳng tự hóa chỉ là trường hợp riêng của đường cong phi hóa mà thôi. Tự hóa là cung đó phi hóa lên chính trục của nó. Nếu phi hóa sang đối cung thì đó là tự hóa hướng tâm. Nếu phi hóa về chính cung đó thì chính là tự hóa li tâm. Tự hóa trong phi tinh Lương phái đều coi là hóa xuất mà sau này bạn sẽ được tìm hiểu kỹ hơn.
Lương phái xây dựng trên hai đường Chuyển Kỵ đó là Lộc chuyển Kỵ và Kỵ chuyển Kỵ. Ví dụ cung A phi hóa Lộc nhập cung B, cung B phi hóa Kỵ nhập cung C, khi đó Lương phái gọi là A hóa Lộc B và B chuyển Kỵ sang C. Dựa vào hai đường Chuyển Kỵ này Lương phái liên kết các cung trong lá số, từ đó tìm ra mối quan hệ giữa các cung là tốt hay xấu, mức độ tốt xấu là cao hay thấp, kết hợp với tính lý tinh diệu mà rút ra dự đoán chính xác. Sư tổ Chu Thanh Hà của Lương phái cũng như thầy Lương Nhược Du đều là những người nổi tiếng giang hồ mệnh lý về dự đoán chính xác, tỉ mỉ, và quan trọng hơn là nắm rõ được Duyên khởi từ đâu, Duyên diệt khi nào. Hai đường Lộc chuyển Kỵ và Kỵ chuyển Kỵ cho biết khuynh hướng và mức độ của sự tình, cho biết dòng chảy Lộc Kỵ này rốt cuộc đi về đâu.
1. Lộc chuyển Kỵ:
- Cung A hóa Lộc nhập cung B (ta giỏi kiếm tiền)
- Cung B chuyển Kỵ nhập cung C (tiền tích lũy thành gia sản)
- Cung A hóa Lộc nhập cung C thông qua cung B (ta tích lũy được gia sản nhờ giỏi làm ăn)
Ví dụ cung mệnh hóa Lộc nhập cung Tài và cung Tài hóa Kỵ nhập cung Điền, thì khi đó có thể luận là người đó kiếm tiền (Tài Bạch) giỏi, và tích lũy (chuyển Kỵ) được gia sản (Điền trạch). Chuyển Kỵ ở đây tuy bản chất là Hóa Kỵ nhưng không có ý nghĩa giống như Hóa Kỵ. Chuyển Kỵ ở đây là chuyển tiếp Hóa Lộc tại B sang tiếp cung C, cho nên giống như Hóa Lộc do A tạo ra ở B được B chuyển tiếp sang C. Hóa Lộc như chiếc xe ô tô được A giao cho B, tại B chiếc xe đó được chuyển thành tiền mặt và tiền mặt đó đi tới cung C.
Chuyển Kỵ là phản ứng của cung B đối với Hóa Lộc từ cung A chuyển sang. Cung B có can cung B và có bốn khả năng phi hóa hay nói cách khác là bốn loại tâm tình phản ứng với hóa Lộc do cung A tạo ra.
Khi nói cung A hóa Lộc nhập cung B là bất kể tâm tình phản ứng của cung B, không biết cung B phản ứng ra sao. Khi nói cung A hóa Lộc nhập cung B chuyển Kỵ cung C thì kết quả cuối cùng Hóa Lộc tọa tại cung C đã được bao gồm tâm tình của cung B (chính là Chuyển Kỵ).
Nói cách khác, Lộc từ cung A chảy xuyên qua B tới C. Nói cách khác ba cung A B C có mối quan hệ xâu chuỗi đó là Hóa Lộc. Hóa Lộc giống như danh từ, còn khi Chuyển Kỵ đã là động từ. Hóa Lộc giống như tài sản hữu hình, Chuyển Kỵ giống như tiền mặt. Tiền mặt có thể đi khắp các ngân hàng, ô tô chỉ có thể chạy ngoài đường.
2. Kỵ chuyển Kỵ:
Là khi cung A hóa Kỵ nhập cung B, cung B hóa Kỵ nhập cung C. Khi đó tượng ý sẽ là cung A hóa Lộc nhập cung B chuyển Kỵ cung C. Tương tự như diễn giải ở trên về Hóa Lộc, ở đây là Hóa Kỵ. Ví dụ cung Mệnh Hóa Kỵ nhập cung Tài và chuyển Kỵ nhập cung Điền, có nghĩa là ta quan tâm để ý (Hóa Kỵ) kiếm tiền (Tài Bạch) sau đó tích lũy (chuyển Kỵ) vào gia sản (cung Điền Trạch).
Tượng ý có thể phân tích thành như sau:
- Cung A hóa Kỵ nhập cung B (ta ham kiếm tiền)
- Cung B chuyển Kỵ nhập cung C (tiền tích lũy thành gia sản)
- Cung A hóa Kỵ nhập cung C thông qua cung B (ta tích lũy được gia sản nhờ chịu khó kiếm tiền).
Tượng ý Kỵ chuyển Kỵ này có nghĩa là ba cung A B C (ở đây là Mệnh Tài và Điền) có mối liên hệ với nhau, và mối liên hệ đó là Kỵ.
Tượng ý này cũng là kiếm tiền và tích lũy gia sản, nhưng Kỵ chuyển Kỵ ở đây là câu chuyện kiếm tiền khó nhọc hơn, có được gia sản nhờ cần kiệm tích lũy. Còn Lộc chuyển Kỵ phía trên là ta kiếm tiền rất giỏi và rất dễ, sau đó ta không phung phí mà tích lũy được.
Đường Kỵ chuyển Kỵ
Đường Kỵ chuyển Kỵ cho biết sự kết nối các cung chức bằng mối quan hệ kiểu Kỵ. Thông thường mối quan hệ này thường được coi là xấu. Số lượng Kỵ xuyến liên (kết nối) các cung thể hiện mức độ xấu và bất ổn của mối quan hệ này. Trước hết chúng ta cần nắm vững nguyên tắc Kỵ chuyển Kỵ và nguyên tắc dừng Kỵ chuyển Kỵ. Kỵ chuyển Kỵ xảy ra khi năng lượng Kỵ tràn đầy. Năng lượng Kỵ đó của năm sinh, của mệnh cung, và của số đông (trường hợp Truy Kỵ).
Truy Kỵ là trường hợp có cung phi Hóa Kỵ đuổi theo và gặp nhóm cung ta đang xét. Ví dụ ta đang xét nhóm cung A B C trong đó cung A hóa Kỵ nhập cung B và cung B chuyển Kỵ nhập cung C, thì có một cung D nào đó hóa Kỵ nhập cung C. Khi đó là cung D Truy Kỵ tới cung C, và cung C có thể tiếp tục chuyển Kỵ sang một cung khác. Truy Kỵ chỉ cần đồng cung là cung C (cung vừa nhận chuyển Kỵ từ cung B). Nhưng Truy Lộc Truy Quyền từ cung D tới cung C cần cùng tinh diệu với tinh diệu vừa nhận chuyển Kỵ tại cung C thì mới có thể tiếp tục chuyển Kỵ.
Nguyên tắc Kỵ chuyển Kỵ như sau:
Hóa Kỵ năm sinh đương nhiên chuyển Kỵ
Hóa Kỵ cung mệnh đương nhiên chuyển Kỵ
Truy Kỵ (không cần cùng tinh diệu) đương nhiên chuyển Kỵ
Hóa Kỵ năm sinh là quyền của thái tuế đương nhiên tiếp tục chuyển Kỵ. Ví dụ Hóa Kỵ năm sinh tọa cung A can Bính, như vậy Hóa Kỵ năm sinh tiếp tục chuyển Kỵ đến cung có sao Liêm Trinh (Bính hóa Kỵ tại Liêm Trinh). Tương tự như vậy mệnh Kỵ (hóa Kỵ xuất từ cung an mệnh) là quyền của Chủ quyền của Cực (tức cung Mệnh là lập cực của toàn lá số, cung Mệnh là lí do 11 cung chức còn lại tồn tại), cho nên mệnh Kỵ đương nhiên chuyển Kỵ. Truy Kỵ là trường hợp hai cung cùng hóa Kỵ vào một cung, cung đó nhận năng lượng Hóa Kỵ từ hai cung nên tràn đầy và sẽ tiếp tục chuyển Kỵ tới cung khác. Giống như hai cốc nước cùng đổ vào một cốc khác có cùng dung tích thì đương nhiên sẽ tràn nước ra ngoài.
Nguyên tắc dừng Kỵ chuyển Kỵ như sau:
Cung vừa được chuyển Kỵ lại tự hóa Kỵ xuất
Chuyển Kỵ tạo thành vòng lặp luẩn quẩn
Không có cung Truy Kỵ
Chuyển Kỵ dừng lại khi không thể tiếp tục chuyển nữa. Cung tự Hóa Kỵ xuất là cung đó tự phi Kỵ vào chính nó đương nhiên đứng im tại chỗ. Chuyển Kỵ tạo thành vòng lặp luẩn quẩn ví dụ cung A chuyển Kỵ sang B, cung B lại chuyển Kỵ về A, có chuyển nữa cũng trong vòng lặp đó mãi mãi không ra khỏi. Không có cung Truy Kỵ là trường hợp dừng chuyển Kỵ khi hết năng lượng. Tại cung vừa được chuyển Kỵ tới không có năng lượng để đi tiếp thì đương nhiên dừng chuyển Kỵ.
Đường Lộc chuyển Kỵ cho biết sự kết nối các cung chức bằng mối quan hệ kiểu Lộc. Thông thường mối quan hệ này thường được coi là tốt. Số lượng Lộc xuyến liên (kết nối) các cung thể hiện mức độ tốt của mối quan hệ này. Trước hết chúng ta cần nắm vững nguyên tắc Lộc chuyển Kỵ và nguyên tắc dừng Lộc chuyển Kỵ. Lộc chuyển Kỵ xảy ra khi năng lượng Lộc tràn đầy. Năng lượng Lộc đó của năm sinh, của mệnh cung, của Tự hóa Lộc và của số đông (trường hợp Truy Lộc cùng tinh diệu).
Nguyên tắc Lộc chuyển Kỵ như sau:
Hóa Lộc năm sinh đương nhiên chuyển Kỵ
Hóa Lộc cung mệnh đương nhiên chuyển Kỵ
Tự hóa Lộc đương nhiên chuyển Kỵ
Truy Lộc (nhất thiết phải cùng tinh diệu) đương nhiên chuyển Kỵ
Hóa Lộc năm sinh là quyền của thái tuế đương nhiên tiếp tục chuyển Kỵ. Ví dụ Hóa Lộc năm sinh tọa cung A can Bính, như vậy Hóa Lộc năm sinh tiếp tục chuyển Kỵ đến cung có sao Liêm Trinh (Bính hóa Kỵ tại Liêm Trinh). Tương tự như vậy mệnh Lộc (hóa Lộc xuất từ cung an mệnh) là quyền của Chủ (tức cung Mệnh là lập cực (Chủ) của toàn lá số, cung Mệnh là lí do 11 cung chức còn lại tồn tại), cho nên mệnh Lộc đương nhiên chuyển Kỵ. Tự Hóa Lộc là cung đó tự phi Lộc về chính nó, Hóa Lộc này là phi.
Lộc đặc biệt và được coi như nguồn Lộc hiện hữu. Nếu niên Lộc là kho tiền quốc gia thì Tự hóa Lộc có thể coi là kho tiền địa phương. Truy Lộc là trường hợp hai cung cùng hóa Lộc vào một tinh diệu, tinh diệu đó nhận năng lượng Hóa Lộc từ hai cung nên tràn đầy và sẽ tiếp tục chuyển Kỵ tới cung khác. Giống như hai cốc nước cùng đổ vào một cốc khác có cùng dung tích thì đương nhiên sẽ tràn nước ra ngoài. Chuyển Kỵ ở đây là dòng chảy là hướng đi của Hóa Lộc.
Nguyên tắc dừng Lộc chuyển Kỵ như sau:
Cung vừa được chuyển Kỵ lại tự hóa Kỵ xuất
Lộc chuyển Kỵ tạo thành vòng lặp luẩn quẩn
Không có cung Truy Lộc cùng tinh diệu
Lộc chuyển Kỵ dừng lại khi không thể tiếp tục chuyển nữa. Cung tự Hóa Kỵ xuất là cung đó tự phi Kỵ vào chính nó đương nhiên đứng im tại chỗ. Chuyển Kỵ tạo thành vòng lặp luẩn quẩn ví dụ cung A chuyển Kỵ sang B, cung B lại chuyển Kỵ về A, có chuyển nữa thì Lộc cũng trong vòng lặp đó mãi mãi không ra khỏi. Không có cung Truy Lộc cùng tinh diệu là trường hợp dừng chuyển Kỵ khi hết năng lượng. Tại cung vừa được Lộc chuyển Kỵ tới không có năng lượng để đi tiếp thì đương nhiên dừng chuyển Kỵ. Khác với Truy Kỵ, Truy Lộc nhất định phải cùng tinh diệu mới có thể tiếp tục chuyển Kỵ.
Đường Quyền chuyển Kỵ
Có Kỵ chuyển Kỵ, có Lộc chuyển Kỵ thì cũng có Quyền chuyển Kỵ. Nhưng Quyền không thể độc lập chuyển Kỵ mà Quyền phải bám theo đường Lộc chuyển Kỵ mà đi. Cho nên nếu gọi chính xác là Truy Quyền chuyển Kị chứ không có Quyền chuyển Kỵ độc lập. Nói cách khác, sau khi xây dựng đường Lộc chuyển Kỵ xong thì xét tất cả Truy Quyền đi cùng thì đó là đường Quyền chuyển Kỵ. Khi mới học thì chỉ cần xét hai đường Kỵ chuyển Kỵ và Lộc chuyển Kỵ là đủ. Đường Quyền chuyển Kỵ làm rõ nét hơn cho đường Lộc chuyển Kỵ mà thôi. Quyền và Khoa trong tứ hóa tượng đứng hàng nhân, trong khi Lộc đứng hàng thiên còn Kỵ đứng hàng địa. Lộc Kỵ có tư cách quyết định đại cục, khi đại cục đã định thì Quyền và Khoa là lực lượng củng cố. Nói cách khác Lộc Kỵ quyết định chất, còn Quyền Khoa quyết định lượng. Lộc Kỵ cho biết đẹp hay xấu, Quyền Khoa sẽ cho biết nhiều hay ít, đẹp nhiều hay đẹp ít, xấu nhiều hay xấu ít. Xét về tính cách con người thì Quyền cho biết nghị lực vươn lên, Khoa cho biết lý trí sáng suốt. Nếu nhiều Lộc thì tuy may mắn lạc quan nhưng phù phiếm không bền, cần có Quyền củng cố mới kiên định tiến hành và phát triển vượt qua sóng gió khó khăn. Lộc Quyền chủ khởi phát và lớn mạnh, nhưng Quyền không phải khởi nguyên cho nên phải bám theo đường Lộc chuyển Kỵ mà đi. Khoa Kỵ chủ thế thu tàng, cho nên không có đường Khoa chuyển Kỵ.
Nhận xét
Đăng nhận xét