Làng cổ đường lâm

Làng cổ Đường Lâm 


Từ Hà Nội đến thị xã Sơn Tây khoảng chừng 40 km, từ đây bạn rẽ phải, lối đi Trung Hà,đi thêm 4km thì bạn sẽ thấy ở bên trái con đường một tấm biển lớn ghi rõ : Làng cổ Đường Lâm.

Chúng tôi rẽ theo con đường nhỏ đó để vào làng.
Đường Lâm là một xã thuộc thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội. Đường Lâm trở thành làng cổ đầu tiên ở Việt Nam được Nhà nước trao bằng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia ngày 19 tháng 5 năm 2006.
Đây là nơi sản sinh ra nhiều danh nhân như vua Ngô Quyền, Bố Cái Đại vương Phùng Hưng, Thám hoa Giang Văn Minh, bà Man Thiện (mẹ của hai Bà Trưng), bà chúa Mía (người xây chùa Mía, vương phi của chúa Trịnh Tráng), Khâm sai đại thần- Bộ trưởng Nội vụ-Phó Thủ tướng Phan Kế Toại, Thám hoa Kiều Mậu Hãn, Họa sĩ Phan Kế An... 
Chính vì vậy, Đường Lâm còn được gọi là đất hai vua : Ngô Quyền và Phùng Hưng.
Đường Lâm gồm 9 làng, trong đó 5 làng Mông Phụ, Đông Sàng, Cam Thịnh, Đoài Giáp và Cam Lâm liền kề nhau. Các làng ở đây gắn kết với nhau thành một thể thống nhất với phong tục, tập quán, và tín ngưỡng hàng ngàn năm nay .

Ngày nay, làng Đường Lâm vẫn giữ được hầu hết các đặc trưng cơ bản của một ngôi làng người Việt với cổng làng, cây đa, bến nước, sân đình, chùa, miếu, điếm canh, giếng nước, ruộng nước, gò đồi. Hệ thống đường xá của Đường Lâm rất đặc biệt vì chúng có hình xương cá. Với cấu trúc này, nếu đi từ đình chúng ta sẽ không bao giờ quay lưng vào cửa Thánh.

















Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Am Ngọa Vân - Nơi Trần Nhân Tông hóa Phật

Quan Lớn Đệ Nhị

Đền Bồng Lai Hòa Bình