Trả lại nét đẹp cho tín ngưỡng thờ Mẫu
Tín ngưỡng thờ Mẫu đang được tôn thờ nhiều trong dân gian, tạo nên một bức tranh chung hết sức đa dạng của đời sống văn hóa tâm linh. Nghiên cứu về "hầu bóng" và tín ngưỡng này, phần lớn các nhà nghiên cứu đều công nhận đây là loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian bản địa cần được bảo tồn, nhưng cũng có không ít ý kiến cho rằng đây là một dạng biến tướng, mê tín dị đoan... Vậy đâu là thực chất vấn đề? Nở rộ khắp nơi Chỉ một vuông chiếu làm sân khấu, với những đạo cụ đơn giản như: đao, kiếm gỗ, mồi nến, quạt giấy, dải lụa, hèo, hương, nến… vậy mà hàng chục "bóng" Quan lớn, Chầu bà, ông Hoàng, bà Chúa, Thánh Cậu, Tiên Cô được các "thanh đồng" diễn xuất ngả nghiêng, quay cuồng, gào thét trong tiếng xóc nhạc khiến người xem bị mê mẩn hút hồn. Hệ thống đền, phủ thờ Mẫu ở nước ta được xây dựng từ lâu đời. Ngoài những đền to, phủ lớn còn không ít ngôi đền, từ, điện được nhân dân dựng lên để thờ Mẫu. Thậm chí trong chùa vốn để thờ Phật cũng dùng một nơi để thờ Mẫu. Đơn cử một số đền phủ ở miền Bắc nước ta có hệ thống kiến trúc khá tôn nghiêm, quy chuẩn và không kém phần hoành tráng như: quần thể kiến trúc Phủ Dầy (Nam Định); phủ Tây Hồ (Hà Nội); đền Sòng Sơn (Thanh Hóa); đền Bắc Lệ (Lạng Sơn); đền Bảo Hà (Lào Cai); đền Đồng Bằng (Thái Bình); đền Chợ Củi (Hà Tĩnh)… Việc nghiên cứu tín ngưỡng thờ Mẫu không hề đơn giản. Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa đã dày công nghiên cứu, sưu tầm biên soạn về tín ngưỡng thờ "Tam phủ", "Tứ phủ", "hầu bóng", song hiện chưa mấy thỏa đáng. Bởi lẽ cách tiếp cận hiện nay chủ yếu dựa vào một số tranh thờ, sách cúng, các bài văn dùng để hát trong "hầu bóng", ngoài ra chưa có tài liệu rõ ràng, đầy đủ về vấn đề này. Còn xét ở góc độ giáo lý, nghi lễ, niêm luật… tín ngưỡng thờ Mẫu hầu như chỉ được lưu truyền từ đời trước sang đời sau bằng các hình thức truyền khẩu dân gian qua các "thanh đồng". Do có khác nhau theo từng vùng, miền và được giải thích theo nhiều hướng nên còn nhiều quan niệm chưa thống nhất về "Tam phủ", "Tứ phủ" Mẫu, Chúa…
Từ xưa, các đạo sĩ người Việt đã kết hợp và sáng tạo tài tình ra tục thờ Mẫu như một tín ngưỡng bản địa của dân tộc Việt Đặc biệt, mấy ai không biết đền Suối Mỡ (Lục
Hiểu thế nào cho đúng? Theo nghiên cứu và trải nghiệm thực tế của nhóm tác giả bài viết này - người trực tiếp làm "thanh đồng" nhiều năm qua - thì hiện nay có sự hiểu khá mập mờ về hiện tượng "Thánh nhập đồng". Có người còn cho đó là hình thức "nhập hồn tự nguyện", có người gọi là "lên đồng"... Tuy nhiên, sự nhìn nhận đó mới chỉ dưới góc độ người quan sát để rồi nhận xét, đánh giá. Qua tham khảo ý kiến một số các "thanh đồng", "cựu thanh đồng", "Mộc Ân thanh đồng", trong đó có những cụ trên 60 năm tuổi đồng cho biết: Thực sự trong khi hầu thánh, thanh đồng hoàn toàn là "đồng tỉnh chứ không phải đồng mê"! Nên những hoạt cảnh ngả nghiêng, lắc lư hoàn toàn là do con người tự tạo. Nhìn về góc độ văn hóa, chúng ta thừa nhận, "hầu bóng" là một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian tổng hợp mang đậm bản sắc riêng của dân tộc Việt Nam, trong đó có âm nhạc, văn học, vũ đạo, kịch câm, mỹ thuật… hòa quyện với nhau. Một vấn hầu Thánh (gọi nôm na là chương trình biểu diễn nghệ thuật tâm linh) thì diễn viên là "thanh đồng", các nhạc công là cung văn. Một điều đặc biệt, các thanh đồng, cung văn không cần phải tập luyện để khớp với nhau mà hoàn toàn diễn theo ngẫu hứng. Có những giá hầu "bốc đồng" làm cho khán giả dự hầu cùng vỗ tay nhún nhảy vui nhộn như mình đang trong vai diễn. Để đánh giá khách quan về "hầu bóng", chúng ta phải nhìn bằng góc độ văn hóa và khoa học. Về giá trị tinh thần, mỗi lần tổ chức đi hầu Thánh, các "Đồng anh, Lính chị" trong cơ cánh "nhà đồng" có dịp được họp mặt, để cùng nhau gửi gắm nguyện ước vào cõi tâm linh, mong được giải hạn, trừ tai ương. Đi "hầu" ở nơi xa còn được cùng nhau du ngoạn các di tích, danh lam thắng cảnh của đất nước, được thưởng thức "văn nghệ tâm linh" cho tinh thần được thoải mái hơn sau những ngày lao động vất vả. Như vậy có thể nói hầu Thánh chính là một cuộc chơi mang đậm chất văn hóa, văn nghệ dân gian. Có một thực tế cần thừa nhận, một số người đang lợi dụng tín ngưỡng thờ Mẫu để trục lợi. Các "thầy đồng, thầy bói, thầy cúng, nhà ngoại cảm…" nổi lên quá nhiều, đây chính là nguyên nhân làm cho tín ngưỡng thờ Mẫu biến tướng thành mê tín dị đoan. Một số người dân thiếu hiểu biết hoặc hiểu chưa đúng về tín ngưỡng thờ Mẫu và giá trị đích thực của nghi lễ "hầu bóng" nên bị lợi dụng. Có người túng thiếu tin vào các "thầy bói" đi vay tiền hầu Thánh để được nhanh giàu. Có người con bị nghiện mẹ cũng hầu Thánh; vợ muốn cho chồng thăng quan tiến chức cũng hầu Thánh; con thi đại học trượt cũng hầu Thánh… tất cả họ đang tin vào một ma lực thần bí ở cõi vô hình cứu giúp. Đáng buồn hơn, một số người cho "hầu bóng" là một "mốt thời đại" nên đua nhau trình đồng, mở phủ rồi đi hầu bạt mạng, múa may quay cuồng, đua nhau sắm lễ thật to, vung tiền phát lộc thật lớn để khẳng định… "đẳng cấp". Thật là nhảm nhí! Việc hầu Thánh đôi khi đã trở thành miễn cưỡng khi so sánh "hầu to, hầu nhỏ" làm mất đi những giá trị văn hóa tốt đẹp. Lại có một số người làm nghề hát văn không còn giữ đạo cổ xưa. Lời văn được sáng tạo thêm kiểu "mơi tiền". Nếu giá hầu "ban khen, ban thưởng" nhiều thì văn hát càng "bốc". Ngược lại nếu thanh đồng nào hầu "khiêm tốn" thì văn thường bị… "mất điện". Còn đối với các nhà đền, ông đồng, bà đồng đã lợi dụng lòng tin để kiếm tiền bằng mọi hình thức như: van thay lạy đỡ, hầu dâng, xin tiền đài âm dương, sắm lễ, viết sớ… Nhìn chung tín ngưỡng thờ Mẫu và "hầu bóng" đang bị nhiễu loạn, biến tướng. Đã đến lúc các nhà chức trách cần phải vào cuộc để ngăn ngừa những biểu hiện sai lệch trong tín ngưỡng thờ Mẫu, bảo vệ và giữ gìn thuần phong mỹ tục | ||||
Bùi Lâm - Kim Sa |
Nhận xét
Đăng nhận xét