Mẫu Thượng Ngàn là ai
Mẫu Thượng Ngàn còn gọi là Mẫu Đệ Nhị hay Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn bởi Mẫu đứng thứ hai trong Tam Tòa Thánh Mẫu. Mẫu Thượng Ngàn là ai, nguồn gốc của Mẫu thế nào chắc chắn là điều rất nhiều người quan tâm.
Với Mẫu Liễu Hạnh thì thần tích khá rõ ràng, còn với Mẫu Thượng Ngàn với mỗi tên gọi thường đi kèm một sự tích khác nhau. Mẫu Thượng Ngàn có rất nhiều tên gọi như: Diệu Tín Thiền sư, Lê Mại Đại Vương, Đông Cuông Công chúa, Lâm Cung Thánh mẫu, Mẫu Đệ nhị Nhạc Phủ, Sơn Tinh công chúa...
Mẫu Thượng Ngàn được thờ chủ yếu tại vùng rừng núi. Có thể nói, ở đâu có rừng núi thì ở đó có đền thờ Mẫu Thượng Ngàn. Có ba nơi được coi là nơi thờ chính là Bắc Lệ (Lạng Sơn), Suối Mỡ (Bắc Giang) và Đông Cuông (Yên Bái). Tuy vậy, ba nơi nàylại lưu giữ những truyền thuyết có phần khác nhau về Mẫu Thượng Ngàn.
Với Mẫu Liễu Hạnh thì thần tích khá rõ ràng, còn với Mẫu Thượng Ngàn với mỗi tên gọi thường đi kèm một sự tích khác nhau. Mẫu Thượng Ngàn có rất nhiều tên gọi như: Diệu Tín Thiền sư, Lê Mại Đại Vương, Đông Cuông Công chúa, Lâm Cung Thánh mẫu, Mẫu Đệ nhị Nhạc Phủ, Sơn Tinh công chúa...
Đền Thượng Suối Mỡ thờ Mẫu Thượng Ngàn |
Lý giải về tên gọi khác nhau của Mẫu Thượng Ngàn
Mẫu Thượng Ngàn có nhiều tên gọi khác nhau tùy thuộc vào nguồn gốc của Mẫu, địa danh đền của Mẫu, sắc phong của các triều đại phong kiến:
- Mẫu Đông Cuông được gọi theo địa danh Đông Cuông nơi ngôi đền ngự.
- Diệu Tín Thiền sư là cách gọi khi Mẫu đã đắc đạo chân như nhà Phật.
- Lê Mại Đại Vương theo sắc phong của vua Lê.
- Mỵ Nương Quế Hoa Công chúa, La Bình công Chúa theo tên gọi của nguồn gốc xuất thân.
- Lâm Cung Thánh Mẫu có thể là tên gọi khi hiển thánh tại đền Đông Cuông.
Tại khu du lịch tâm linh Suối Mỡ có 3 ngôi đền Đền Hạ - còn gọi là đền Công Đồng Suối Mỡ, đền Trung và đền Thượng đều là nơi thờ của Quế Hoa Công Chúa.
Dưới đây là tóm tắt về thân thế của La Bình Công Chúa:
La Bình Công chúa là con gái của Sơn Tinh (tức Tản Viên Sơn Thánh) và Mỵ Nương. Tức La Bình là cháu ngoại của Vua Hùng. Lúc còn nhỏ, La Bình thường được cha cho đi cùng, đến khắp mọi nơi, từ miền núi non hang động đến miền trung du đồi bãi trập trùng để dậy dân săn bắn, chăn nuôi, trồng cây, cấy lúa, làm nhà, làm thuốc chữa bệnh... Đó luôn luôn được theo cha như thế nên La Bình cũng học hỏi được rất nhiều điều. Vốn thông minh sáng dạ, lại chăm chỉ thực hành nên việc gì La Bình cũng biết, cũng giỏi. Những khi Sơn Tinh bận việc hay không thể đi khắp những nơi mà dân chúng cần đến thì La Bình thường được cha cho đi thay. Những lần như thế, La Bình luôn tỏ ra là một người đầy bản lĩnh, biết tự chủ trong giao tiếp, lại cũng biết thành thạo trong mọi công việc. Các sơn thần, tù trưởng đặc biệt quý trọng nàng, coi nàng là người đại diện xứng đáng của Sơn Thánh.
Khi Tản Viên và Mỵ Nương, theo lệnh của Ngọc Hoàng Thượng đế trở về trời thành hai vị thánh bất tử thì La Bình cũng được phong là Công chúa Thượng Ngàn, thay cha đảm nhận công việc dưới trần, nghĩa là trông coi tất cả 81 cửa rừng và các miền núi non hang động, các miền trung du đồi bãi trập trùng của nước Nam.
- Mẫu Đông Cuông được gọi theo địa danh Đông Cuông nơi ngôi đền ngự.
- Diệu Tín Thiền sư là cách gọi khi Mẫu đã đắc đạo chân như nhà Phật.
- Lê Mại Đại Vương theo sắc phong của vua Lê.
- Mỵ Nương Quế Hoa Công chúa, La Bình công Chúa theo tên gọi của nguồn gốc xuất thân.
- Lâm Cung Thánh Mẫu có thể là tên gọi khi hiển thánh tại đền Đông Cuông.
Đâu là đền chính của Mẫu Thượng Ngàn
Trong các ngôi đền thờ chính của Mẫu Thượng Ngàn như: Đền Đông Cuông, đền Suối Mỡ, đền Bắc Lệ thì đền Đông Cuông là nơi Mẫu được vua Lê sắc phong Lê Mại Đại Vương. Nếu đặt trong tương quan so sánh với đền Bắc Lệ và Suối Mỡ thì đền Đông Cuông rõ ràng có vị trí quan trọng nhất, là nơi thờ chính Mẫu Thượng ngàn. Tuy nhiên, điều kì lạ là khi nhắc đến các nơi thờ Chúa Sơn trang, người ta lại biết đến đền Bắc Lệ và đền Suối Mỡ nhiều hơn.
Đền Trung Suối Mỡ |
Như vậy, căn cứ theo truyền thuyết và các bản văn chầu thì đền Bắc Lệ chính là nơi Lâm Cung Thánh Mẫu hiển linh, âm phù; đền Suối Mỡ là thắng tích lưu lại dấu vết bà tu tiên luyện đạo còn đền Đông Cuông (Yên Bái) là nơi bà giáng sinh và ngự.
Sự tích về Mẫu Thượng Ngàn tại đền Suối Mỡ
Mẫu Thượng Ngàn được thờ ở Suối Mỡ là Mỵ Nương Quế Hoa công chúa, con của Vua Hùng Định Vương và hoàng hậu An Nương. Hoàng hậu sinh ra nàng bên gốc quế rồi mất. Lớn lên, Quế Hoa luôn nhớ thương mẹ nên đã đi vào rừng sâu để tìm dấu vết người mẹ hiền. Nàng được tiên ông ban cho phép thuật nên đã cùng 12 thị nữ ra sức tu tiên luyện đạo, cứu giúp dân lành. Khi nhân dân các bản mường đã có cuộc sống no ấm, Mỵ Nương Quế Hoa cùng 12 thị nữ bay về trời trên đám mây ngũ sắc.Đền Hạ Suối Mỡ nơi thờ Quế Hoa Công Chúa |
Sự tích Mẫu Thượng Ngàn ở đền Bắc Lệ
Ở đền Bắc Lệ lại lưu truyền câu chuyện Mẫu Thượng ngàn là công chúa La Bình, con gái của Sơn Tinh, cháu ngoại vua Hùng. Nàng thường cùng với cha đi chu du các bản mường, hang động, giúp cho cuộc sống dân lành được sung túc. . Vào thời Lê, bà đã hiển linh, âm phù, hóa thành bó đuốc dẫn quan quân Lê Lợi thoát khỏi sự truy kích của quân giặc. Công cuộc bình Ngô đại thắng, Lê lợi lên làm vua và cho dựng đền Bắc Lệ để ghi nhớ công ơn của bà.Đền Bắc Lệ |
La Bình Công chúa là con gái của Sơn Tinh (tức Tản Viên Sơn Thánh) và Mỵ Nương. Tức La Bình là cháu ngoại của Vua Hùng. Lúc còn nhỏ, La Bình thường được cha cho đi cùng, đến khắp mọi nơi, từ miền núi non hang động đến miền trung du đồi bãi trập trùng để dậy dân săn bắn, chăn nuôi, trồng cây, cấy lúa, làm nhà, làm thuốc chữa bệnh... Đó luôn luôn được theo cha như thế nên La Bình cũng học hỏi được rất nhiều điều. Vốn thông minh sáng dạ, lại chăm chỉ thực hành nên việc gì La Bình cũng biết, cũng giỏi. Những khi Sơn Tinh bận việc hay không thể đi khắp những nơi mà dân chúng cần đến thì La Bình thường được cha cho đi thay. Những lần như thế, La Bình luôn tỏ ra là một người đầy bản lĩnh, biết tự chủ trong giao tiếp, lại cũng biết thành thạo trong mọi công việc. Các sơn thần, tù trưởng đặc biệt quý trọng nàng, coi nàng là người đại diện xứng đáng của Sơn Thánh.
Khi Tản Viên và Mỵ Nương, theo lệnh của Ngọc Hoàng Thượng đế trở về trời thành hai vị thánh bất tử thì La Bình cũng được phong là Công chúa Thượng Ngàn, thay cha đảm nhận công việc dưới trần, nghĩa là trông coi tất cả 81 cửa rừng và các miền núi non hang động, các miền trung du đồi bãi trập trùng của nước Nam.
Sự tích Mẫu Thượng Ngàn ở đền Đông Cuông
Ở đền Đông Cuông, hình tượng Chúa Thượng ngàn cai quản 81 cửa rừng có sự pha trộn, chồng lớp bởi rất nhiều truyền thuyết ở các thời đại khác nhau. Theo truyền tụng, đây vốn là một ngôi miếu nhỏ thờ thần núi thần rừng có từ thời Đường. Ngôi miếu này trở thành đình vào thời Lê và đến triều Nguyễn thì đổi thành đền. Theo ghi chép của Lê Quý Đôn trong “Kiến văn tiểu lục” thì ngôi miếu này thờ Đông Quang công chúa nổi tiếng anh linh. Bà là vợ đại vương núi Sơn Vi nay thuộc Lâm Thao- Phú Thọ.
Thần tích của họ Hà giải thích tường tận, chi tiết hơn về nhân vật được phụng thờ ở đây: Đông Quang Công chúa là Lê Thị Kiểm. Bà là vợ của ông Hà Văn Thiên, người Tày Đông Cuông được triều đình giao cho cai quản Đông Cuông. Ông Thiên, hậu duệ của Hà Đặc Hà Bổng (trại chủ Quy Hóa) bị hi sinh trong chiến tranh chống quân Nguyên. Ông bà sinh hạ được 1 đứa con trai. Khi ông tạ thế, bà Kiểm cùng con trai ở lại Đông Cuông rồi mất tại đấy. Dân lập miếu thờ ông bên Ghềnh Ngai (hữu ngạn sông Hồng) và thờ hai mẹ con bên tả ngạn, đối diện với miếu. Người mẹ Rừng chung chung, đến đây đã được lịch sử hóa, gắn với lai lịch cụ thể của một con người trần thế.
Những người họ Hà cho rằng ông Hà Văn Thiên- người được vua cử lên quản lí vùng Đông Cuông là ông tổ của họ. Vậy thì việc thờ ông Hà Văn Thiên (tức Đức Ông) ở Ghềnh Nhai và thờ bà Lê Thị Thiết cùng con trai ở đền Đông Cuông chính là biểu hiện của tín ngưỡng thờ thành hoàng, thờ tổ tiên đã hòa nhập vào với tín ngưỡng thờ Mẫu.
Ngoài phần hậu cung đã có sự phối thờ Vua Me- Vua Báo (Vua Mẹ- Vua Con) các phần khác trong kiến trúc điện thờ của bản đền cũng có sự pha trộn rõ nét: Ngũ vị tôn ông không chỉ là năm vị quan Đệ Nhất, Đệ Nhị, Đệ Tam, Đệ Tứ và Đệ Ngũ mà đã được đồng nhất với năm người Tày họ Hà, Hoàng, Lương, Nguyễn quê ở Đông Cuông đã nổi dậy chống Pháp năm Giáp Dần (1914) nhưng thất bại. Hai anh em Hà Bặc, Hà Chương- những anh hùng có công lớn trong cuộc chiến đấu chống quân Nguyên Mông cũng được thờ ở đây. Chính vì vậy đền Đông Cuông còn có tên là Đền Thần Vệ quốc theo sắc phong của triều đình Nguyễn. Rõ ràng, xuất xứ của bản đền là thờ nhiên thần trong đó có Mẹ Rừng nhưng theo thời gian lớp tín ngưỡng này đã có sự pha trộn, thậm chí là bị che phủ bởi các tín ngưỡng khác nhau. Huyền tích về Lâm Cung Thánh Mẫu được lịch sử hóa, địa phương hóa để thỏa mãn nhu cầu tình cảm của nhân dân.
Như vậy, nếu Mẫu Thượng Ngàn ở Bắc Lệ (Lạng Sơn) là công chúa Quế Hoa, ở Suối Mỡ (Bắc Giang) là Công Chúa La Bình thì ở Đông Cuông, Mẫu Thượng ngàn là Lâm Cung Thánh Mâu vừa là bậc tôi tú anh linh, quyền cao tối thượng vừa gần gũi, bình dị trong hình hài một người vợ, người mẹ trần thế có lai lịch, gốc tích rõ ràng.
Trong niềm tin tâm linh của những con nhanh đệ tử đạo Mẫu thì đền Đông Cuông có vị trí vô cùng quan trọng, là nơi ngự chính và nơi giáng sinh của Mẫu Thượng ngàn.
Truyền thuyết về sự sắc phong của Vua Lê Lợi: Thời đầu khởi nghĩa, nghĩa quân Lam Sơn bị vây khốn ở Phản Ẩm. Khi tình thế nguy cấp. Mẫu Thượng Ngàn đã hóa thành ngọn đuốc lớn, soi đường quân sĩ thoát vây. Với sự che chở của Mẫu Thượng Ngàn, sau này nghĩa quân của Vua Lê Lợi ngày càng lớn mạnh. Chính vì thế, sau này vua Lê Lợi đã phong bà là Lê Mại Đại vương.
Những người họ Hà cho rằng ông Hà Văn Thiên- người được vua cử lên quản lí vùng Đông Cuông là ông tổ của họ. Vậy thì việc thờ ông Hà Văn Thiên (tức Đức Ông) ở Ghềnh Nhai và thờ bà Lê Thị Thiết cùng con trai ở đền Đông Cuông chính là biểu hiện của tín ngưỡng thờ thành hoàng, thờ tổ tiên đã hòa nhập vào với tín ngưỡng thờ Mẫu.
Ngoài phần hậu cung đã có sự phối thờ Vua Me- Vua Báo (Vua Mẹ- Vua Con) các phần khác trong kiến trúc điện thờ của bản đền cũng có sự pha trộn rõ nét: Ngũ vị tôn ông không chỉ là năm vị quan Đệ Nhất, Đệ Nhị, Đệ Tam, Đệ Tứ và Đệ Ngũ mà đã được đồng nhất với năm người Tày họ Hà, Hoàng, Lương, Nguyễn quê ở Đông Cuông đã nổi dậy chống Pháp năm Giáp Dần (1914) nhưng thất bại. Hai anh em Hà Bặc, Hà Chương- những anh hùng có công lớn trong cuộc chiến đấu chống quân Nguyên Mông cũng được thờ ở đây. Chính vì vậy đền Đông Cuông còn có tên là Đền Thần Vệ quốc theo sắc phong của triều đình Nguyễn. Rõ ràng, xuất xứ của bản đền là thờ nhiên thần trong đó có Mẹ Rừng nhưng theo thời gian lớp tín ngưỡng này đã có sự pha trộn, thậm chí là bị che phủ bởi các tín ngưỡng khác nhau. Huyền tích về Lâm Cung Thánh Mẫu được lịch sử hóa, địa phương hóa để thỏa mãn nhu cầu tình cảm của nhân dân.
Như vậy, nếu Mẫu Thượng Ngàn ở Bắc Lệ (Lạng Sơn) là công chúa Quế Hoa, ở Suối Mỡ (Bắc Giang) là Công Chúa La Bình thì ở Đông Cuông, Mẫu Thượng ngàn là Lâm Cung Thánh Mâu vừa là bậc tôi tú anh linh, quyền cao tối thượng vừa gần gũi, bình dị trong hình hài một người vợ, người mẹ trần thế có lai lịch, gốc tích rõ ràng.
Trong niềm tin tâm linh của những con nhanh đệ tử đạo Mẫu thì đền Đông Cuông có vị trí vô cùng quan trọng, là nơi ngự chính và nơi giáng sinh của Mẫu Thượng ngàn.
Sự linh thiêng của Mẫu Thượng Ngàn
Người ta cho rằng chiến công của nhiều triều đại Việt Nam có sự phù hộ của Mẫu Thượng Ngàn.Truyền thuyết về sự sắc phong của Vua Lê Lợi: Thời đầu khởi nghĩa, nghĩa quân Lam Sơn bị vây khốn ở Phản Ẩm. Khi tình thế nguy cấp. Mẫu Thượng Ngàn đã hóa thành ngọn đuốc lớn, soi đường quân sĩ thoát vây. Với sự che chở của Mẫu Thượng Ngàn, sau này nghĩa quân của Vua Lê Lợi ngày càng lớn mạnh. Chính vì thế, sau này vua Lê Lợi đã phong bà là Lê Mại Đại vương.
(Bài viết có tham khảo và lược trích tài liệu của ThS. Nguyễn Thị Hường)
Nhận xét
Đăng nhận xét