Đền Rõm

      Đền Rõm thuộc thôn Thanh Hà, xã Nam Sơn, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Đền Rõm được coi là ngôi đền thờ Mẫu và thờ quan quân nhà Mạc. Cạnh Đền Rõm là Đền Quan Quận thờ 18 vị Quan Quận. Có thể coi nơi đây là quần thể di tích tâm linh thờ nhà Mạc trong cuộc dời đô.

Cổng Đền Rõm

 Sự tích Đền Rõm

     Năm 1592, sau khi thất thủ Thăng Long, nhà Mạc quyết định dời đô lên Cao Bằng, để sẵn sàng tiến hành một cuộc chiến đấu lâu dài. Đoàn  thiên đô bao gồm cả triều đình, trong đó lại có hoàng hậu công chúa, người già, trẻ em là bộ phận khó cơ động. Ngoài ra còn có thư tịch, ấn tín, bảo vật,…Triều đình không thể đi đường quan lộ lên Cao Bằng, mà một bộ phận phải đi đường tắt, bí mật, vượt qua đỉnh núi Hàm Lợn (bây giờ thuộc thôn Thanh Hà, xã Nam Sơn, huyện Sóc Sơn, Hà Nội - Nơi có Đền Rõm ngày nay) qua Thái Nguyên. 

Cảnh đền Rõm
      Cách đây 5 thế kỷ, đường sá, xe ngựa tất nhiên nghèo nàn thiếu thốn, lại qua núi rừng, hiểm trở, xa xôi (300 km) Đặc biệt, thêm một cản trở lớn là phong kiến Trịnh-Lê tìm cách truy sát tiêu diệt. Nhưng bằng mọi giá nhà Mạc phải bảo vệ đoàn thiên đô. Nhiệm vụ nặng nề này đặt trên vai một đoàn chiến  binh khoảng 500 người, dưới sự chỉ huy của 18 vị quận công.
       Tại khu vực Đền Rõm và Đền Quan Quận, tương truyền là nơi đã xẩy ra một cuộc chiến đẫm máu giữa quan quân Lê - Trịnh và quan quân nhà Mạc. Đáng mừng thay, cuối cùng đoàn thiên đô được bảo toàn. Nhưng đáng tiếc là đội thiên vệ hy sinh gần hết, còn lại một ít hẹn cùng nhau tuẫn tiết vào ngày 20 tháng Tám, trước thời gian Thái Tổ Mạc Đăng Dung băng hà 2 ngày.
     
Nội Cung Đền Rõm
      Nơi đây, Đền Rõm được coi là nơi thờ Mẫu và các quan quân nhà Mạc. Còn Đền Quan Quận thờ 18 vị Quận Công, là nơi tưởng niệm chiến công vinh quang và hy sinh oanh liệt của đơn vị bảo vệ đoàn thiên đô  nhà Mạc năm 1592. Đền Quan Quận, ngày nay là nơi con cháu họ Mạc hay thường tổ chức họp họ tại đây để làm giỗ họ và 18 vị Quận Công. 

Đền Quan Quận hay còn gọi là Mạc Gia Từ

      Đền Rõm và Đền Quan Quận được coi là trung tâm giữa các di tích nhà Mạc như: Bãi quần ngựa nhà Mạc; Đá mài gươm nhà Mạc; Cột cờ nhà Mạc; Bàn cờ nhà Mạc; Đấu đong quân nhà Mạc.

Di tích đường nhà Mạc
        Hiện nay, tại Đền Rõm còn có đôi câu đối: 
       “Tây phương hữu lộ cao gia Mạc
     Đông hướng mã hồi Đổng thăng Thiên”
        Dịch:
“Phía Tây, có đường họ Mạc cao quý
Phía Đông, là nơi ngựa Gióng về trời”

        Đền Rõm có từ bao giờ

        Theo bà thủ từ hiện nay, bà Thiêm, thì gia đình bà liên tục coi sóc đền 7 đời (ước tính 210 năm) Lúc đầu cũng như nhiều di tích đương thời, chỉ làm bằng tranh tre, đến năm Duy Tân thứ 7 (1913), cụ Vũ Bá Kỷ, nhà hào phú địa phương, đứng lên xây đền bằng đá ong. Khoảng  2001, do nhu cầu xây đập thuỷ lợi, các cụ chuyển đền đến địa điểm bây giờ, cách chỗ cũ khoảng 200m. 

Ban Quan Hoàng đền Rõm
        Nội Cung Đền Rõm hiện có các Ban Cô với tượng ba cô: Cô Bơ, Cô Sáu, Cô Chín; ban thờ Sơn Trang, Ban Ngũ Vị Tôn Ông, Ban Trần Triều, Ban Quan Hoàng với tượng Quan Hoàng Bơ, Hoàng bảy, Hoàng Mười. Trong hậu cung là Ban Mẫu. Ngoại cung là Ban Cộng Đồng, Ban Mẫu bán Thiên, Ban các anh hùng liệt sĩ thời nhà Mạc và các anh hùng liệt sĩ thời nay.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Am Ngọa Vân - Nơi Trần Nhân Tông hóa Phật

Quan Lớn Đệ Nhị

Đền Bồng Lai Hòa Bình