Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 9, 2017

Đền thờ Cô Chín tại Hà Nội

Hình ảnh
       Đền Sòng Sơn Vọng Từ hay còn gọi là Đền Cô Chín toạ lạc ở số 35 phố Tôn Đức Thắng, phường Quốc Tử Giám, Quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.        Đền được coi là nơi thờ vọng của Cô Chín Sòng Sơn.         Sòng Sơn Vọng Từ cũng là nơi hiện nay đang lưu giữ bát hương của Miếu Hai Cô bên tường của Quốc Tử Giám xưa kia được chuyển về.        Đây là một ngôi đền cổ, nhưng không rõ được xây dựng vào thời nào. Năm 1947, thực dân Pháp đã đốt phá ngôi đền. Năm 1949 - 1951, ngôi đền được xây dựng lại. Sau này, bị dân cư lấn chiếm nên ngôi đền còn lại một khuôn viên nhỏ hẹp.        Tồn tại tới ngày nay, di tích đền Sòng Sơn còn bảo lưu được bộ di vật văn hoá - lịch sử khá phong phú, đa dạng với nhiều chủng loại và chất lượng khác nhau: 4 bức hoành phi, 3 bức cửa võng, chạm  rồng chầu, 1 long ngai chạm rồng thế kỉ XIX, 10 khám thờ, 37 pho tượng tròn.        Sòng Sơn Vọng Từ cũng là nơi yết lễ cho các đệ tử tại Hà Nội mến mộ Cô Chín Sòng Sơn khi không có hoặc chưa có dịp vào Thanh Hóa lễ Cô.  

Đền Cô Bé Xương Rồng

Hình ảnh
       Đền Xương Rồng, hay còn gọi là Xương Long Tự. Đền tọa lạc tại tổ 8, khu phố 3, phường Phan Đình Phùng, thành phố Thái Nguyên.       Đền Xương Rồng là nơi thờ chính của Cô bé Xương Rồng. Vì vậy ngôi đền còn được gọi là Đền Cô Bé Xương Rồng. Đền Xương Rồng còn là nơi thờ Dương Tự Minh (còn gọi là Đức Thánh Đuổm).        Đền có phối thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh và Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn.      Theo phong thủy ngôi đền ngôi đền nằm ở vị trí linh thiêng, như trên lưng của một con rùa và đầu hướng về mặt trời, và xung quanh có dòng nước bao bọc.       Khuôn viên của Xương Long Linh Từ rộng và thoáng, có nhiều cây cổ thụ soi bóng tỏa mát. Đặc biệt, trong khuôn viên có một cây bồ đề to, tỏa bóng mát hàng trăm năm qua.       Năm 2014, nhà Đền Xương Rồng đã cho đúc chuông và tượng Vua Cha Ngọc Hoàng để bố sung cho không gian thờ tự. Thần tích về Cô bé Xương Rồng        Xưa kia có đôi vợ chồng nghèo sống bằng nghề thuốc nam, đã nhiều năm trôi qua nhưng họ vẫn chưa có con. Một hôm, ngư

Tiên Chúa nơi Xứ Lạng

Đền Lạng Sơn thấy cổ tự rêu phong bên sườn núi, với những hàng thông cao gió reo, những khóm lan tươi tốt….Và xa xa chim lạc ngậm hoa, vượn khỉ dâng quả.  Trong chùa thì bia đá phủ rêu xanh, tượng Phật bụi thời gian bao phủ… Thức cảnh sinh tình Tiên Chúa ngẫu hứng ngồi ghế gẩy đàn theo ý thơ ở góc ba cây thông. “ Cô Vân lai vãng hề sơn thiếu nghiêu U điểu xuất nhập hề lâm yêu kiều Hoa khai mãn ngạn hề hương phiêu phiêu Tùng minh vạn hác hề thanh tiêu tiêu Tứ cố vô nhân hề quỳnh trần hiêu, Phủ đàn trường khiêu hề độc tiêu dao Hu ta hề, sơn lâm chi lạc hề Hà giảm linh tiêu”. Dịch nghĩa ( Vũ ngọc Khánh ) Đám mây bây đi bay lại chừ, núi cao ngất Chim đàn lượn ra lượn vào chừ,rừng um tùm Hoa nở đầy bờ chừ, hương thoang thoảng , Thông reo muôn hàng chừ,tiếng rào rào Bốn mặt vắng tanh chừ,cách bụi trần  Gẩy đàn ca hát chừ,tư ý tiêu giao Than ôi chừ, cái thú sơn lâm chừ, kém gì trên cung mây. Tiên Chúa vừa hát vừa ca ngợi cảnh núi rừng hao lá, trời mây thiên nhiên song, bỗng có tiếng người ngo

Hưng Đạo Đại Vương theo chính sử

Trần Hưng Đạo (1232 - 1300) là danh tướng thời nhà Trần trong lịch sử Việt Nam, là người có công lớn trong ba lần kháng chiến chống Nguyên Mông. Đồng thời ông còn là một nhà nghiên cứu quân sự với các bộ binh pháp Binh thư yếu lược và Vạn Kiếp bí truyền. Ông còn được người dân Việt tôn sùng như bậc thánh, nên còn được gọi là Đức thánh Trần. Thân thếÔng tên thật là Trần Quốc Tuấn (陳國峻), là con trai của An Sinh vương Trần Liễu,gọi vua Trần Thái Tông bằng chú, Nguyên quán: Phủ Thiên Trường (nay thuộc xã Lộc Vượng, thành phố Nam Định)]. Ông còn có hiệu là Hưng Đạo Vương (chữ Hán: 興道王). Ông vốn có tài quân sự, lại là tông thất nhà Trần, do đó trong cả ba lần quân Nguyên Mông tấn công Đại Việt, ông đều được vua Trần cử làm tướng ra trận. Đặc biệt trong cuộc chiến chống quân Nguyên lần thứ hai và thứ ba, ông được vua Trần Nhân Tông phong làm Tiết chế các đạo quân thủy bộ. Dưới sự lãnh đạo của ông, quân dân Đại Việt chiến thắng ở Chương Dương, Hàm Tử, Vạn Kiếp, Bạch Đằng, đuổi quân Nguyên - Mô

Thánh chầu đệ tam Ngài là ai?

Lời tâm sự : Kính thưa anh chị em, mỗi khi thấy một thanh đồng bắc ghế hầu chầu đệ tam mà cung văn dâng văn lại trùng với thánh mẫu đệ tam, điều này làm bản thân Trí Minh băn khoăn lắm, có người giải thích ngài là ảnh của Đệ tam Thánh Mẫu, nhưng khi xem lại thần tích 3 vị thánh chầu còn lại thì thấy các ngài không trùng thần tích. Vậy chầu đệ tam là ai, ngài giáng sinh chưa, hiện nay thờ ở đâu, thần tích ra sao là một câu hỏi lớn. Lật tìm thần tích của các nữ thần trong số hàng nghìn bản thần tích thì thấy "Truyện người con gái Nam Xương" và thần tích đền Vũ Điện huyện Lý Nhân tỉnh Hà Nam là gần với thần tích thánh mâu đệ tam hơn cả.  Có lý nào Vũ Điện Thần Nữ phu nhân Vũ Thị Thiết người con gái tiết hạnh và oan khuất phải trầm mình xuống dòng Hoàng Giang (tên gọi của sông Hồng) để thể hiện lòng trinh tiết, rồi cảm nỗi lòng đó ngài được về hầu cận chốn long cung. Có thể nào ngài chính là thánh chầu đệ Tam không với một nỗi oan gần giống như nỗi oan của Đệ Tam Thánh Mẫu. Trí M

Thánh Mẫu Liễu Hạnh trong đời sống tín ngưỡng dân gian

Người Việt có câu “Tháng Tám giỗ Cha, tháng ba giỗ Mẹ”. Cha là Vua cha Bát Hải hay Đức Thánh Cha Trần Hưng Đạo thì còn mơ hồ nhưng Mẹ chắc chắn là Mẫu Liễu. Đích xác Mẫu Liễu giáng thế từ năm nào tháng nào thì không ai nói được. Nhưng đến khoảng thế kỷ XVI thì tín ngưỡng Mẫu Liễu đã lan tỏa khắp Bắc bộ. Hai trung tâm thờ Mẫu Liễu lớn nhất miền Bắc là Phủ Tây Hồ Hà Nội và Phủ Giầy Nam Định. Trong thời phong kiến, Hội Phủ Giầy được tổ chức theo nghi thức quốc tế (mang tầm quốc gia), điều đó cho thấy sức ảnh hưởng mạnh mẽ của tín ngưỡng Mẫu Liễu trong đời sống tâm linh người Việt Bắc bộ. Tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu tiêu biểu cho dạng thức thờ Mẫu ở miền Bắc: Mẫu Tam Phủ – Tứ Phủ. Nhà nghiên cứu Đinh Gia Khánh trong Tục thờ Mẫu và những truyền thống văn hóa dân gian ở Việt Nam [23] đi tìm cội nguồn của tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh từ bước phát triển của Đạo Tam Phủ lên Đạo Tứ Phủ. Theo ông, khái quát hóa, trừu tượng hóa là con đường để tín ngưỡng phát triển lên thành tôn giáo. Tín ngưỡng Việt

Bài thơ tiên của Vân Hương Thánh Mẫu

Hình ảnh
Tiên nhân Thần nữ cõi nam thiên Tam thế giáng sinh sử dõi truyền Đại Yên,Trần Xá dòng Phạm Thị Tiên Hương Vân Cát ấy lương duyên Sòng Sơn Phố Cát phen đại chiến Đông Thành Kẻ Sóc nối dây duyên Anh linh hiển hách phù Nam Việt Chế Thắng tặng phong tối linh thiêng Vân Hương Thánh Mẫu (Thánh Mẫu giáng sinh tại Vân Cát- Tiên Hương, gọi chung đôi nơi là Vân Hương) giáng sinh ba lần : Lần thứ nhất Tiên Chúa phụng mệnh giáng sinh tại làng Vỉ Nhuế, thôn Quảng Nạp, xã Trần Xá, huyện Đại Yên, phủ Nghĩa Hưng trấn Sơn Nam, trong nhà thái ông họ Phạm hiệu là Huyền Viên, thái bà hiệu là Thuần Nhất hai người cùng một quê. Ở đời này Mẫu cũng luôn giữ chữ Trinh, hiếu thảo thờ phụng cha mẹ, sau hết hạn trần gian có xe loan đón rước Mẫu về chốn linh tiêu. Lần thứ hai do sơ ý đánh rơi ché ngọc mà Tiên Chúa bị giáng xuống cõi trần vào nhà thái công họ Lê tại thôn Vân Cát, xã An Thái, huyện Thiên Bản, phủ Nghĩa Hưng.Thái công họ Lê tên húy là Đức Chính, thái bà hiệu là Phúc Thuần. Tới tuổi trưởng thành Tiên

Đền Vân Mẫu và sự tích về Thánh Tam Giang

Đã từ lâu trong dân gian xứ Bắc, dọc đôi bờ sông Cầu có khoảng 372 làng thờ “Thánh Tam Giang”, tương truyền là những danh tướng của Triệu Quang Phục có công đánh giặc Lương vào thế kỷ VI. Song duy chỉ có xã Vân Dương (Quế Võ) có ngôi đền thờ “Thánh Mẫu” là thân mẫu của Thánh Tam Giang. Liên quan đến ngôi đền này còn có đình, nghè, nhà cố trạch đã phản ánh sâu sắc về sự tích quê hương Thánh Tam Giang. Xã Vân Dương trước năm 1945 là tổng Vân Mẫu, huyện Võ Giàng. Tổng Vân Mẫu khi ấy gồm các làng: Chu Mẫu, Vân Mẫu, Vân Hợp và Lãm Dương (làng và trại). Theo như thư tịch, sử sách và dân gian truyền tụng thì đây là quê hương Thánh Tam Giang. Chính vì vậy, tại xã Vân Dương còn cụm di tích về quê hương Thánh Tam Giang như: nghè Chu Mẫu tương truyền nơi thờ Thánh Tam Giang, nhà cố trạch tương truyền là nhà ở thuở nhỏ của các Thánh và đặc biệt là đền thờ cùng lăng mộ Thánh Mẫu (được dân gian gọi là Đền Vân Mẫu). Đền Vân Mẫu được xây dựng gồm: chính đền, tả vu, hữu vu và cả phần lăng mộ. Trong đền

NGỌC PHẢ ĐỀN DIÊN KHÁNH - CHÙA ĐÔNG XUYÊN

NGỌC PHẢ ĐỀN DIÊN KHÁNH - CHÙA ĐÔNG XUYÊN Thôn Kênh Xuyên, xã Đông Xuyên, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình ​ Lại nói hạ lưu hai con sông Hồng Hà và Trà Lý đổ ra biển, hàng vạn năm phù sa bồi đắp lên giữa biển một hòn đảo phù sa nhỏ gọi là Tiền Châu. Tạo ra thế đất lưỡng long tranh châu. Cây ngô đồng xưa mọc trên hòn đảo này. Bên hạ lưu sông Hồng là làng Kênh Son xã Minh Hưng, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình gồm 3 dòng họ lớn là Đặng, Nguyễn, Trần sống bằng nghề chài lưới thường ra đánh cá nơi Tiền Châu. Bỗng một năm biển động bão lớn thuyền bè chìm cả, dân chài mới hướng lên không trung kêu cứu. Bỗng thấy một người con gái mình mặc áo trắng mang đai ngọc lưu ly ngự trên rồng vàng bay lên từ mặt nước nói rằng : --- Ta là con gái động đình Long Vương, Thủy Tinh Ngọc Dung Công Chúa, Thượng đế sắc phong cho ta giúp nước cứu dân cõi Nam Giao, nay dân chúng gặp tai họa ta phụng lênh thượng đế đến cứu giúp. Sau được bình yên nên dựng miếu thờ nơi cây Ngô Đồng khi xưa ta về thủy cung, viết thần

Thử “bóc tách” các lớp văn hóa tâm linh đền Cờn

Bài viết này được thực hiện trên một giả định khoa học, rằng: Đền Cờn tại làng Phương Cần, xã Quỳnh Phương, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An là nơi thờ gốc(*) Tứ Vị Thánh Nương. Bài viết này được thực hiện trên một giả định khoa học, rằng: Đền Cờn tại làng Phương Cần, xã Quỳnh Phương, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An là nơi thờ gốc(*)  Tứ Vị Thánh Nương. I - VỀ NHIÊN THẦN VÀ NHÂN THẦN - Vấn đề này được PGS Ninh Viết Giao đặt ra trong mục  “Đức Thánh Tứ vị: Nhân thần hay Nhiên thần?”  trong tài liệu dạng bản thảo ông gửi cho tôi (1). Tự trả lời câu hỏi này, ông khẳng định:  “Tứ Vị Thánh Nương vốn là thần Nước, thần Biển, đằng sau có ẩn hiện thần Cá,...”.  Như vậy, theo PGS Ninh Viết Giao, nguồn gốc xa xưa của tục thờ  Tứ Vị  (Nhân thần)  Thánh Nương  là Nhiên thần. Trên phương diện lý thuyết, đây là một kết luận đúng, dù chỉ mới là một suy luận khoa học. Khi mới thoát khỏi loài thú, chưa biết tập hợp thành cộng đồng đủ mạnh, trí tuệ cũng chưa phát triển đủ để chinh phục những hiểm họa tự nhiê