Bài thơ tiên của Vân Hương Thánh Mẫu
Tiên nhân Thần nữ cõi nam thiên
Tam thế giáng sinh sử dõi truyền
Đại Yên,Trần Xá dòng Phạm Thị
Tiên Hương Vân Cát ấy lương duyên
Sòng Sơn Phố Cát phen đại chiến
Đông Thành Kẻ Sóc nối dây duyên
Anh linh hiển hách phù Nam Việt
Chế Thắng tặng phong tối linh thiêng
Vân Hương Thánh Mẫu (Thánh Mẫu giáng sinh tại Vân Cát- Tiên Hương, gọi chung đôi nơi là Vân Hương) giáng sinh ba lần :
Lần thứ nhất Tiên Chúa phụng mệnh giáng sinh tại làng Vỉ Nhuế, thôn Quảng Nạp, xã Trần Xá, huyện Đại Yên, phủ Nghĩa Hưng trấn Sơn Nam, trong nhà thái ông họ Phạm hiệu là Huyền Viên, thái bà hiệu là Thuần Nhất hai người cùng một quê. Ở đời này Mẫu cũng luôn giữ chữ Trinh, hiếu thảo thờ phụng cha mẹ, sau hết hạn trần gian có xe loan đón rước Mẫu về chốn linh tiêu.
Lần thứ hai do sơ ý đánh rơi ché ngọc mà Tiên Chúa bị giáng xuống cõi trần vào nhà thái công họ Lê tại thôn Vân Cát, xã An Thái, huyện Thiên Bản, phủ Nghĩa Hưng.Thái công họ Lê tên húy là Đức Chính, thái bà hiệu là Phúc Thuần. Tới tuổi trưởng thành Tiên Chúa kết duyên cùng chàng Đào Lang họ Trần ở thôn An Thái (sau đổi là Tiên Hương).Tiên Chúa sinh được một người con trai đặt tên là Trần Nhâm.Ở kiếp này Tiên Chúa tại thế hai mốt tuổi thì về trời.
Lần thứ ba Mẫu giáng trần tại Kẻ Sóc, lấy chồng họ Mai (là tái hợp với hậu thân của Đào Lang), sinh được một con trai (Có tài liệu nói là hai người con trai), được hơn một năm mẫu quay gót trở về thiên cung. Sau Ngọc hoàng ân chuẩn cho Mẫu được trắc giáng xuống cõi trần thường xuyên tiêu dao khắp nơi, được miễn vòng sinh tử luân hồi.Trong dân gian vẫn truyền tụng Thánh Mẫu Liễu Hạnh là một trong tứ bất tử của dân tộc.
Thánh Mẫu giáng sinh lần thứ hai ngày rằm tháng tám (có nơi nói là mười ba tháng tám) tại làng Vân Hương.Trong lần này ngài đã ngao du khắp nơi và tới Tây Hồ. Sau khi đối thơ với Phùng Khắc Khoan ngài đã để lại bài thơ tiên tiết lộ danh tính. Nhân ngày tiệc đản sinh lần thứ hai : rằm tháng tám, Phúc Yên xin giới thiệu với các bạn bài thơ tiên và các dị bản thường thấy .
Đoạn văn chầu giới thiệu từ lúc Thánh Mẫu gặp Phùng Khắc Khoan ở xứ Lạng tới lúc đối thơ ở Tây Hồ và để lại bài thơ tiên:
Có phen xứ Lạng dong chơi
Văn nhân lạc bước gặp người tài danh
Chốn cảnh thanh vịnh thơ ngâm đối
Bốn chữ đề như gợi sứ quan
Gỗ đâu thời để nằm ngang
“Băng mã dĩ tẩu” sửa sang Linh Từ
Sai dân lập đền thờ Tiên Chúa
Phùng sứ quân giục ngựa lai kinh
Tây Hồ nước biếc long lanh
Thảnh thơi dạo gót cảnh thanh tiêu sầu
Ngắm hoa cỏ muôn màu khoe sắc
Thoảng hương sen ngào ngạt gần xa
Bỗng đâu mây khói nhạt nhoà
Lầu thơ quán rượu xa xa tới gần
Lạc bước chân tây hồ phong nguyệt
Thoảng mặt hồ gió quyện hương sen
Văn nhân lạc lối cảnh tiên
Thoáng trông chủ quán đôi bên cô hầu
Nước trong xanh một màu biêng biếc
Tràn ý thơ ngọc tuyết ngâm nga
Thú vui nhấp rượu thưởng trà
Bóng chiều xê xế gió là là bay
Phút từ biệt chia tay chủ khách
Để nỗi niềm cảm kích bâng khuâng
Chạnh lòng quán cũ hỏi thăm
Gió đâu hiu hắt lăn tăn mặt hồ
Quán đâu thấy nhấp nhô gợn sóng
Rặng liễu bồ vắng bóng Tiên nhân
Gốc cây thơ hoạ đôi vần
Khách tiên kỳ ngộ duyên trần biết chăng.
Thơ:
Vân tác y thường phong tác xa
Triêu du Đâu Suất mộ yên hà
Thế gian dục thức ngô danh tính
Nhất đại sơn nhân ngọc quýnh hoa
Tạm dịch bài thơ là:
Mây làm xiêm áo, gió làm xe
Sáng chơi Đâu Suất, chiều mây khói
Người trần muốn hỏi tên ta nhỉ
"Nhất đại sơn nhân ngọc quýnh hoa"
Câu cuối của bài thơ "nhất đại sơn nhân ngọc quýnh hoa" Phúc Yên để nguyên tác tiếng hán mà không dịch thành câu thơ nôm dễ hiểu như bao người đã dịch.Có lẽ dịch bằng văn xuôi cũng đá khó nói tiên ý của Thánh Mẫu huống chi là gò ép nghĩa lý trong bảy chữ của bài thơ. Bài thơ được viết theo thể chữ nho như sau:
Vậy danh tính của Tiên Chúa được tiết lộ là "Thiên Tiên Quỳnh Hoa"
Chữ 'nhất" ghép với chữ "đại" thành chữ "thiên", chữ "sơn" ghép với chữ "nhân" thành chữ "tiên", chữ "ngọc" ghép với chữ "quýnh" thành chữ quỳnh
"Thiên tiên quỳnh hoa" là danh hiệu Thánh Mẫu mà đời đời truyền tụng, và từ xưa đến nay việc đọc trực tiếp danh hiệu của tiên thánh được coi là tối kị, là phạm húy vì vậy phải đọc chệch, đọc tránh đi.
Vốn dĩ câu thơ này có nhiều dị bản như" nhất đại sơn nhân ngọc quỳnh hoa"; hay "nhất đái sơn nhân ngọc quỳnh hoa"(trích trong sách "đạo mẫu ở việt nam" do Ngô Đức Thịnh chủ biên) vì vậy cũng nhiều cách dịch nghĩa như "một người trên núi lớn tên là Ngọc Quỳnh Hoa"; hay một Ngọc Quỳnh Hoa trên núi lớn, hay một người đáng tôn kính trên núi tên là Ngọc Quỳnh Hoa ( đái sơn nhân: từ đái có nghĩa là tôn kính).Như vậy ba chữ cuối bài thơ " Ngọc Quỳnh Hoa" được nhiều người hiểu lầm, bởi có lẽ là thừa chữ ngọc và đọc như vậy có thể coi là phạm húy.Thơ tiên tất nhiên có ý Tiên, người phàm đâu dễ thấy, đâu dễ hiểu. Vậy cuối cùng ta đi đến kết luận cách đọc hợp lẽ của bài thơ tiên với câu cuối cùng cần hiểu rõ là " nhất đại sơn nhân ngọc quýnh hoa" với "tiên ý" tiết lộ danh hiệu của Thánh Mẫu là "Thiên Tiên Quỳnh Hoa"
Tam thế giáng sinh sử dõi truyền
Đại Yên,Trần Xá dòng Phạm Thị
Tiên Hương Vân Cát ấy lương duyên
Sòng Sơn Phố Cát phen đại chiến
Đông Thành Kẻ Sóc nối dây duyên
Anh linh hiển hách phù Nam Việt
Chế Thắng tặng phong tối linh thiêng
Vân Hương Thánh Mẫu (Thánh Mẫu giáng sinh tại Vân Cát- Tiên Hương, gọi chung đôi nơi là Vân Hương) giáng sinh ba lần :
Lần thứ nhất Tiên Chúa phụng mệnh giáng sinh tại làng Vỉ Nhuế, thôn Quảng Nạp, xã Trần Xá, huyện Đại Yên, phủ Nghĩa Hưng trấn Sơn Nam, trong nhà thái ông họ Phạm hiệu là Huyền Viên, thái bà hiệu là Thuần Nhất hai người cùng một quê. Ở đời này Mẫu cũng luôn giữ chữ Trinh, hiếu thảo thờ phụng cha mẹ, sau hết hạn trần gian có xe loan đón rước Mẫu về chốn linh tiêu.
Lần thứ hai do sơ ý đánh rơi ché ngọc mà Tiên Chúa bị giáng xuống cõi trần vào nhà thái công họ Lê tại thôn Vân Cát, xã An Thái, huyện Thiên Bản, phủ Nghĩa Hưng.Thái công họ Lê tên húy là Đức Chính, thái bà hiệu là Phúc Thuần. Tới tuổi trưởng thành Tiên Chúa kết duyên cùng chàng Đào Lang họ Trần ở thôn An Thái (sau đổi là Tiên Hương).Tiên Chúa sinh được một người con trai đặt tên là Trần Nhâm.Ở kiếp này Tiên Chúa tại thế hai mốt tuổi thì về trời.
Lần thứ ba Mẫu giáng trần tại Kẻ Sóc, lấy chồng họ Mai (là tái hợp với hậu thân của Đào Lang), sinh được một con trai (Có tài liệu nói là hai người con trai), được hơn một năm mẫu quay gót trở về thiên cung. Sau Ngọc hoàng ân chuẩn cho Mẫu được trắc giáng xuống cõi trần thường xuyên tiêu dao khắp nơi, được miễn vòng sinh tử luân hồi.Trong dân gian vẫn truyền tụng Thánh Mẫu Liễu Hạnh là một trong tứ bất tử của dân tộc.
Thánh Mẫu giáng sinh lần thứ hai ngày rằm tháng tám (có nơi nói là mười ba tháng tám) tại làng Vân Hương.Trong lần này ngài đã ngao du khắp nơi và tới Tây Hồ. Sau khi đối thơ với Phùng Khắc Khoan ngài đã để lại bài thơ tiên tiết lộ danh tính. Nhân ngày tiệc đản sinh lần thứ hai : rằm tháng tám, Phúc Yên xin giới thiệu với các bạn bài thơ tiên và các dị bản thường thấy .
Đoạn văn chầu giới thiệu từ lúc Thánh Mẫu gặp Phùng Khắc Khoan ở xứ Lạng tới lúc đối thơ ở Tây Hồ và để lại bài thơ tiên:
Có phen xứ Lạng dong chơi
Văn nhân lạc bước gặp người tài danh
Chốn cảnh thanh vịnh thơ ngâm đối
Bốn chữ đề như gợi sứ quan
Gỗ đâu thời để nằm ngang
“Băng mã dĩ tẩu” sửa sang Linh Từ
Sai dân lập đền thờ Tiên Chúa
Phùng sứ quân giục ngựa lai kinh
Tây Hồ nước biếc long lanh
Thảnh thơi dạo gót cảnh thanh tiêu sầu
Ngắm hoa cỏ muôn màu khoe sắc
Thoảng hương sen ngào ngạt gần xa
Bỗng đâu mây khói nhạt nhoà
Lầu thơ quán rượu xa xa tới gần
Lạc bước chân tây hồ phong nguyệt
Thoảng mặt hồ gió quyện hương sen
Văn nhân lạc lối cảnh tiên
Thoáng trông chủ quán đôi bên cô hầu
Nước trong xanh một màu biêng biếc
Tràn ý thơ ngọc tuyết ngâm nga
Thú vui nhấp rượu thưởng trà
Bóng chiều xê xế gió là là bay
Phút từ biệt chia tay chủ khách
Để nỗi niềm cảm kích bâng khuâng
Chạnh lòng quán cũ hỏi thăm
Gió đâu hiu hắt lăn tăn mặt hồ
Quán đâu thấy nhấp nhô gợn sóng
Rặng liễu bồ vắng bóng Tiên nhân
Gốc cây thơ hoạ đôi vần
Khách tiên kỳ ngộ duyên trần biết chăng.
Thơ:
Vân tác y thường phong tác xa
Triêu du Đâu Suất mộ yên hà
Thế gian dục thức ngô danh tính
Nhất đại sơn nhân ngọc quýnh hoa
Tạm dịch bài thơ là:
Mây làm xiêm áo, gió làm xe
Sáng chơi Đâu Suất, chiều mây khói
Người trần muốn hỏi tên ta nhỉ
"Nhất đại sơn nhân ngọc quýnh hoa"
Câu cuối của bài thơ "nhất đại sơn nhân ngọc quýnh hoa" Phúc Yên để nguyên tác tiếng hán mà không dịch thành câu thơ nôm dễ hiểu như bao người đã dịch.Có lẽ dịch bằng văn xuôi cũng đá khó nói tiên ý của Thánh Mẫu huống chi là gò ép nghĩa lý trong bảy chữ của bài thơ. Bài thơ được viết theo thể chữ nho như sau:
Vậy danh tính của Tiên Chúa được tiết lộ là "Thiên Tiên Quỳnh Hoa"
Chữ 'nhất" ghép với chữ "đại" thành chữ "thiên", chữ "sơn" ghép với chữ "nhân" thành chữ "tiên", chữ "ngọc" ghép với chữ "quýnh" thành chữ quỳnh
"Thiên tiên quỳnh hoa" là danh hiệu Thánh Mẫu mà đời đời truyền tụng, và từ xưa đến nay việc đọc trực tiếp danh hiệu của tiên thánh được coi là tối kị, là phạm húy vì vậy phải đọc chệch, đọc tránh đi.
Vốn dĩ câu thơ này có nhiều dị bản như" nhất đại sơn nhân ngọc quỳnh hoa"; hay "nhất đái sơn nhân ngọc quỳnh hoa"(trích trong sách "đạo mẫu ở việt nam" do Ngô Đức Thịnh chủ biên) vì vậy cũng nhiều cách dịch nghĩa như "một người trên núi lớn tên là Ngọc Quỳnh Hoa"; hay một Ngọc Quỳnh Hoa trên núi lớn, hay một người đáng tôn kính trên núi tên là Ngọc Quỳnh Hoa ( đái sơn nhân: từ đái có nghĩa là tôn kính).Như vậy ba chữ cuối bài thơ " Ngọc Quỳnh Hoa" được nhiều người hiểu lầm, bởi có lẽ là thừa chữ ngọc và đọc như vậy có thể coi là phạm húy.Thơ tiên tất nhiên có ý Tiên, người phàm đâu dễ thấy, đâu dễ hiểu. Vậy cuối cùng ta đi đến kết luận cách đọc hợp lẽ của bài thơ tiên với câu cuối cùng cần hiểu rõ là " nhất đại sơn nhân ngọc quýnh hoa" với "tiên ý" tiết lộ danh hiệu của Thánh Mẫu là "Thiên Tiên Quỳnh Hoa"
Nhận xét
Đăng nhận xét