Chùa Hà - Ngôi chùa cầu duyên linh thiêng nhất Hà Nội
Chùa Hà có tên chữ là Thánh Đức tự, tọa lạc ngay trên phố Chùa Hà thuộc Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội. Đây là ngôi chùa nổi tiếng về cầu duyên tại Hà Nội.
Chùa Hà nổi tiếng là linh thiêng về cầu duyên nên chùa lúc nào cũng đông các nam tuấn nữ tú. Đây là nơi trai chưa vợ, gái chưa chồng đến sắp lễ xin tìm được một nửa của mình. Những đôi yêu nhau cũng đến chắp tay thành kính cầu cho tình duyên trăm năm hạnh phúc.
Trong giới trẻ, còn lan truyền những tin đồn về sự linh ứng của ngôi chùa này: Nào là trai gái độc thân đến đây xin cầu duyên đều nhanh chóng tìm đuợc ý chung nhân của mình. Thậm chí có những bạn còn khăng khăng kéo người yêu mình đến đây thề yêu nhau, vì đã thể ở đây rồi sẽ không bao giờ thay lòng đổi dạ. Chính điều đó, khiến chùa Hà trong tư tưởng của những người đến cầu càng mang đậm nét huyền bí linh thiêng. Ai đã một lần đến đây thắp hương, xin đài xin lộc đều mang trong mình một niềm tin vào sự linh ứng.
Tuy vậy, ngoài tin đồn cầu duyên linh thiêng, chùa Hà cũng được cho là nơi chỉ cầu được duyên chưa đến, chứ nếu duyên đến rồi, thì không nên cầu. Bởi có rồi mà cầu thì chỉ có… tan mà thôi.
Truyền thuyết về Chùa Hà
Có hai truyền thuyết về Chùa Hà:
Truyền thuyết thứ nhất: Vào thời vua Lý Thánh Tông (1054 – 1072). Khi ấy nhà vua đã ngoài 40 tuổi mà chưa có con nên đi đến một ngôi chùa trên vùng Dịch Vọng ngày nay để cầu tự, sau đó sinh ra Thái tử Càn Đức, sau này lên ngôi lấy hiệu là Lý Nhân Tông. Ngôi chùa nhà vua đến về sau đổi tên thành chùa Thánh Chúa. Trên đường về nhà vua lại ghé thăm một ngôi chùa khác và ban tiền để sửa chùa. Ngôi chùa khác ấy chính là chùa Hà ngày nay. Cũng vì thế, chùa có tên chữ là: Thánh Đức tự.
Truyền thuyết thứ hai: Chùa Hà được xây dựng lên để vua Lê Thánh Tông (trị vì 1460-1497) bày tỏ lòng nhớ ơn các đại thần Nguyễn Trãi, Nguyễn Xí, Đinh Liệt đã cưu mang mình và phế bỏ Lê Nghi Dân để đưa mình lên ngôi vua vào năm 1460.
Đến đời vua Lê Hy Tông (1675-1705) có hai người quê làng Thổ Hà tỉnh Bắc Giang sang ở chùa để bán các đồ gốm sứ ở chợ trong và ngoài thành Thăng Long. Nhờ buôn bán phát đạt, hai gia đình này tình nguyện công đức số tiền lớn cùng nhân dân trong xóm xây dựng lại chùa với quy mô lớn bằng gạch ngói vào năm Chính Hòa (1680).
Từ đó hai làng Thổ Hà và Dịch Vọng Trung kết nghĩa, đặt tên xóm có ngôi chùa là Bối Hà và chùa có tên nôm là chùa Hà. Đến ngày kỵ hàng tháng, hàng năm ở Thổ Hà, nhân dân xóm Bối Hà cử đoàn đại biểu sang lễ và ngược lại.
Hiện nay, lăng mộ thờ hai gia đình vẫn được lưu giữ trong chùa.
Không gian tâm linh của chùa Hà
Chùa Hà hiện nay là một quần thể bao gồm: Chùa Hà, Đình Hà và Điện Mẫu.
Sau cổng tam quan của Chùa Hà là vườn cây xanh, hồ nước hình bán nguyệt, cây đa và sân chùa. Bên cạnh hồ nước là bia đá bốn mặt Thánh Đức tự bi mới được phục chế gần đây . Ở bên phải trước cửa chùa đặt 18 tấm bia hậu được tạo vào cuối thời Nguyễn ghi việc tu sửa và gửi hậu tại chùa.
Chùa Hà nhìn ra hướng tây, chùa chính kết cấu kiểu chữ Đinh có Tiền đường và Thượng điện, tam bảo năm gian rộng. Tòa phật điện của chùa được bố trí theo nhiều lớp. Đức Ông chùa Hà rất linh thiêng nên dân quanh vùng có câu: "Đức Ông chùa Hà, Đức Bà chùa Hương".
Phía sau chính điện của chùa là Điện Mẫu. Kiến trúc Điện Mẫu bao gồm phía trước là phương đình, phía sau là Thần điện.
Đình Hà nằm bên phải Chùa Hà. Đình Hà được thờ 2 vị thành hoàng là Triệu Chí Thành và Chu Lý, các tướng của Triệu Việt Vương (thế kỷ VI) có công chống giặc Lương.
Không gian cụm di tích Chùa Hà có rất nhiều cây cổ thụ. Nơi đây, còn có mấy cây đa có nguồn gốc Ấn Độ luôn xanh tốt, rợp bóng sân chùa, đã nhiều lần tỉa bớt cành những vẫn xòe tán rất rộng. Phía trước sân chùa là một chiếc ao hình bán nguyệt, được bao phủ bới nhiều cây xanh.
Chùa có một khuôn viên rộng, có ghế đá cho du khách dừng chân. Đến với Chùa Hà ta có thể tìm ở nơi đây một cảm giác yên tĩnh, thanh tịnh giữa lòng Thủ đô.
Một điểm đặc biệt nữa, dọc con phố dẫn vào chùa Hà chỉ bán hoa hồng, loài hoa tượng trưng cho tình yêu. Các hàng lưu niệm quanh chùa cũng bán rất nhiều vòng, nhẫn… mà cái nào cũng đi theo đôi, theo cặp…
Tuy nhiên, bạn nên lưu ý đặt lễ ở bàn thờ Mẫu, không được đặt ở của Tam Bảo.
Tất nhiên, có sớ rồi thì mình vẫn phải khấn. Chỉ lưu ý rằng bạn cần thật thành tâm, cầu bằng chính cái tâm của mình. Chùa Hà cầu duyên là do mọi người truyền tai nhau, việc linh thiêng ở ngôi chùa này thì vẫn còn chưa được nhiều người chứng minh. Dù thế, khi đến Chùa Hà hay bất cứ ngôi chùa nào bạn cũng nên dâng hương bằng tâm thành của mình.
Đi chùa Hà cầu duyên như thế nào
Đến cầu duyên ở chùa Hà rất đơn giản, bạn nhờ các ông lão ngoài cửa chùa viết sớ (3 tờ sớ đặt ở 3 ban), rồi mua thêm hoa hồng (3 bông, cầu duyên thì mua hoa, cầu cái khác thì không cần), bánh kẹo hoặc hoa quả gì đó, đặt lên ban rồi khấn thôi.Tuy nhiên, bạn nên lưu ý đặt lễ ở bàn thờ Mẫu, không được đặt ở của Tam Bảo.
Tất nhiên, có sớ rồi thì mình vẫn phải khấn. Chỉ lưu ý rằng bạn cần thật thành tâm, cầu bằng chính cái tâm của mình. Chùa Hà cầu duyên là do mọi người truyền tai nhau, việc linh thiêng ở ngôi chùa này thì vẫn còn chưa được nhiều người chứng minh. Dù thế, khi đến Chùa Hà hay bất cứ ngôi chùa nào bạn cũng nên dâng hương bằng tâm thành của mình.
Nhận xét
Đăng nhận xét