Nghi lễ thờ mẫu, văn hóa và tập tục

Chương I: Đặc trưng và bản chất của tín ngưỡng thờ Mẫu
I. Đặc trưng, nguồn gốc và bản chất của tín ngưỡng thờ mẫu
1. Tín ngưỡng thờ mẫu và Tứ bất tử trong dân gian Việt Nam

Tín ngưỡng thờ Tam phủ,Tứ phủ
Tam phủ là danh từ để chỉ ba vị thánh thần: Bà trời (hay mẫu Thượng Thiên, bà chúa thượng (hay mẫu Thượng Ngàn), bà nước (hay mẫu Thoải). Tử phủ gồm ba vị mẫu tren công thêm mẫu Địa Phủ. Các mẫu cai quản những lĩnh vực quan trọng nhất của một xã hội nông nghiệp. Về sau do sự ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa nên có thêm hình tượng Ngọc hoàng, Thổ công và Hà bá. Thần mặt trời là vị thần quan trọng nhất, có mặt trên tất cả các trống đồng. Tục thờ trời ở Việt Nam có ảnh hưởng từ sự giao thoa với văn hóa Trung Quốc.
Tín ngưỡng thờ mẫu được hình thành ở Việt Nam do sự ảnh hưởng của chế độ mẫu hệ kết hợp với Đạo giáo du nhập từ Trung quốc vào Việt Nam. Tín ngưỡng thờ mẫu phát triển thành một hệ thống mang tính tầng bậc, thứ lớp và trở thành tín ngưỡng được lưu hành rộng rãi trong dân gian.
Tín ngưỡng thờ mẫu là sự mô hình hóa vũ trụ quan của người Việt - đó là một không gian thể hiện rõ tính thứ bậc các nữ thần cai quản.
- Thánh mẫu Thượng Thiên: Cai quản trời và làm chủ mây mưa sấm chớp (mặc đồ đỏ).
- Thánh mẫu Thoải: Cai quản thủy phủ (mặc đồ trắng).
- Thánh mẫu Thượng ngàn: Cai quản rừng núi cây cối (mặc mầu lam).
Ba vị thánh mẫu này cấu thành nên hệ thống Tam phủ của người Việt hay còn gọi là Tam tòa Thánh mẫu. Về sau này người Việt sáng tạo thêm thánh mẫu Địa Phủ - cai quản đất đai (mặc đồ vàng) hình thành nên hệ thống Tứ phủ.
- Dưới bốn vị thánh còn có năm ông quan thừa hành từ Đệ nhất đến đệ Ngũ. Bốn ông quan từ đệ Nhất đến đệ tứ là phái viên tương ứng Tứ tòa thánh mẫu , riêng ông Ngũ là quan Tuần Tranh - vị long tướng quản cai miền sông nước.
- Tầng thấp hơn là 4 vị thánh bà. Sau đó là 1 ông hoàng. Kế tiếp là 12 tiên cô (thị nữ của thánh mẫu) bao gồm: Cô cả, cô đôi, cô bơ, ... Ngang hàng với họ là 4 cậu quận, tầng thấp hơn là Quan Ngũ hổ và cuối cùng là Ông Lốt (rắn).
Thờ mẫu là một hiện tượng văn hóa dân gian mang tính tổng thể. Cùng với tín ngưỡng này là hàng loạt các truyền thuyết, các bài chầu văn đan xen với hình thức múa bóng, hầu bóng và lên đồng. Trong đó hầu bóng và lên đồng được xem là nét đặc trưng một hình thức không thể tách rời của tín ngưỡng thờ mẫu.

Tứ bất tử
Người việt có 4 vị thánh bất tử đó là: Tản viên, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử và Liễu Hạnh.
Tản viên biểu hiện cho ước vọng chiến thắng thiên tai, lụt lội. Thanh Gióng biểu hiện cho tinh thần chống giặc ngoại xâm; Chử Đồng Tử biểu hiện cho cuộc sống phồn vinh về vật chất; Liễu Hạnh biểu hiện cho cuộc sống phồn vinh về tinh thần của người Việt Nam.
Trong bài viết này tôi xin chỉ nêu về Công chúa Liễu Hạnh.
Liễu Hạnh công chúa là một trong những vị thần quan trọng nhất của tín ngưỡng Việt nam
Đời thứ nhất mẫu giáng sinh tai thôn Quảng Nạp, xã Vị Nhuế, huyện Thái An, phủ Nghĩa Hưng, trấn Sơn Nam. Trong gia đình thái ông họ Phạm hiệu là Huyền Viên, Thái bà hiệu là Thuần hai người cùng một quê. Khi còn sống mẫu luôh giữ chữ trinh, một lòng hiếu thảo thờ phụng cha mẹ, sau trờ về chốn linh tiêu mẫu tại thế năm Giáp Dần niên hiệu Thiệu Bình nguyên niên (1434) cho tới năm Quý Tỵ niên hiệu Hồng Đức thứ 4 (1473)
Đời thứ hai mẫu giáng sinhh vào nhà thái công họ Lê tại xã Vân Cát huyện Vụ Bản, phủ Nghĩa Hưng, thái công họ Lê tên húy là Đức Chinh. Tới tuổi trưởng thành được gả cho Trần Đào Lang ở thôn An Thái (sau đổi là Tiên Hương), sinh được một con trai là Nhâm. ở kiếp này mãu tại thế từ năm Đinh Tỵ niên hiệu Thiên Hựu nguyên niên (1555) Cho tới năm Đinh Sửu niên hiệu Gia Thái thứ 5 (1577)
Đời thứ ba của mẫu giáng sinh tại xã Tây Mỗ huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, lấy chồng họ Mai (là tái hợp với hậu thân của Đào Lang) sinh được một con trai tên là Cổn, được hơn 1 năm mẫu quay gót về đế hương. Sau Ngọc hoàng chuẩn cho mẫu được trắc giáng xuống cõi trần thường xuyên tiêu dap khắp nơi được miễn vòng sinh tử luân hồi
2. Nguồn gốc của tín ngưỡng thờ mẫu (chờ pos tiếp)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Am Ngọa Vân - Nơi Trần Nhân Tông hóa Phật

Quan Lớn Đệ Nhị

Đền Bồng Lai Hòa Bình