Không gian chiều thứ 4? Ngưỡng Cửa KHông Gian Chiều Thứ 4

80 - NGƯỠNG CỬA KHÔNG GIAN CHIỀU THỨ TƯ

Thời điểm hiện tại. Nhân loại chúng ta đang tìm mọi phương cách để khám phá không gian chiều thứ tư. Tuy nhiên, trong một chừng mực của ý thức chung. Các bạn thấy có một điểm chung là chúng ta vẫn đang thảo luận về điều này một cách rất mơ hồ và còn hạn chế như nhau mà thôi. Nếu có xuất sắc lắm, cũng chỉ có thể mô tả được rằng; Đó là chiều mà sự phát triển của nhân loại chúng ta hiện nay không thể nào hiểu biết đến một cách cụ thể cho được!
Nền khoa học vẫn chưa có thể có được một kịch bản nào khả dĩ, thuyết phục quan điểm của nhân loại chúng ta ngoài những bao biện, bỏ ngỏ về sự hình thành của mô hình không – thời gian 4 chiều này! Với Thuyết Big Bang thì khi sự kiện của vụ nổ xảy ra, để đáp ứng cho sự nổ trong không gian bình đẳng hướng. Vũ trụ cận cảnh đã phải thể hiện mô hình không – thời gian là đã hội đủ 4 chiều trong đó làm nền để thiết kế rồi! Lý Thuyết Dây có chiều khá hơn, khi dựa trên mô hình quãng tính để vẽ lên từng chiều không gian riêng phần, xuất hiện trong đó theo thời gian toàn phần!! Thế nhưng có một điều gây “khó chịu” cho tư duy của các nhà thiết kế nên học thuyết này là mô hình của vũ trụ đó phản ảnh có đến 10 chiều cơ?! Thế rồi…, 6 chiều còn lại đó. Các nhà khoa học tránh né thực tại này và đành chấp nhận vo tròn, gói gọn 6 chiều đó trong mô hình của cái gọi là không gian Calabi-Yau!!!
Thế nhưng thực tại của mô hình vũ trụ theo mô hình đó, đã đâu chịu buông tha cho quan điểm né tránh của các nhà khoa học khi nó phản ứng, biến hóa ra không biết bao nhiêu mô hình của không gian Calabi-Yau như thế nữa! Trong bối cảnh rơi vào sự lúng túng, gây hoang mang chung như thế. Một phát biểu gợi ý của Witten với mô hình của chiều thứ 11, xuất hiện trong ý niệm của ông. Các nhà vật lý mạo hiểm, khai phá vào vùng địa phương tương lai của nhân loại với công cụ là giả thuyết đó. Lại tiếp tục bước dẫm vào dấu chân cũ đã thành thông lệ của nền khoa học. Một thói quen xấu, đã trở thành tục lệ lâu đời trong tư duy của các nhà chuyên môn; “Vội bỏ qua những thành phần không lý giải, để đủ được gọi là khoa học”!
Xét trong một chừng mực nhất định thì đây chính là: Một hủ tục đã được suy tôn, lạm dụng, như môt dạng tín ngưỡng lượng tử một cách mê tín đầy tai hại của nền khoa học suốt bấy lâu nay!!! Bởi nó cho phép các nhà khoa học bỏ qua sự giải thích về không gian chiều thứ tư! Các nhà chuyên môn đã “mượn gió…”, lướt qua 6 chiều không gian đang còn rối loạn trong không gian Calabi-Yau. Rồi “…lựa chiều bẻ măng”, với công cụ không gian chiều thứ 11, vốn được thiết kế chỉ bằng sự giả định trừu tượng!?
Thế nên thế hệ chúng ta hôm nay nhất định phải làm sáng tỏ vấn đề này, nếu muốn tiến xa hơn nữa về một mô hình thực tại của vũ trụ tương lai. Vậy chúng ta cùng nhau tiếp tục tham khảo về những diễn biến hình thành chuỗi các chiều không gian nối tiếp như sau:






So sánh hai mô hình ở trên, chúng ta dễ dàng nhận ra trong hình thứ 1 là biểu đồ mà bấy lâu nay các nhà chuyên môn thường mô tả về mô hình của không - thời gian 4 chiều trong đó. Bao gồm chiều dọc, chiều ngang và chiều cao. Trong đó thì chiều thứ tư tiềm ẩn trong chiều cao, vốn là chiều của thời gian nguyên thủy ban đầu. Và ta lập luận với dạng ngôn ngữ thô, còn vơi vơi ý rằng; Trong chiều ngang thì có qua, có lại. Có phải, có trái. Với chiều dọc thì có trước, có sau. Có tới có lui. Và chiều cao thì có cao, có sâu. Có trên, có dưới v.v…
Thế nhưng quan sát sâu hơn nữa thì ta thấy rằng trong mô hình đó. Không hề được mô tả một cách rõ ràng về chiều Sâu! Nếu thế, tôi lại phải thiết kế lại với quan điểm đã được rút ra từ lập luận đó, cho đủ được gọi là đủ hoàn thiện hơn như sau:




Quả thật! Chúng ta nhận thấy mô hình vừa trình bày qua là rất lạ lẫm đối với quan điểm chung xưa nay về mô hình của không – thời gian 4 chiều mà ta đã quen thuộc. Bởi vì đó chính là một khiếm khuyết của mô hình không – thời gian 4 chiều mà ta chưa diễn tả đủ. Bởi theo như quan điểm cũ. Ta vẫn chưa trình bày chiều sâu trong mô hình đó. Vậy cho dù ta có chấp nhận theo như sự thiết kế đề xuất, trình bày vừa qua của tôi như trên. Chúng ta lại phải tiếp tục có một so sánh đối với các biểu đồ tiếp theo để nhận định ý tưởng đó phát biểu như sau:




Hóa ra…! Chúng ta ngỡ ngàng khi nhận thấy đó chính là sự mô tả trung thành đúng theo như biểu đồ mà trong những tiến trình va chạm của thế giới Hạt nguyên tử, ở phía bên trong các phòng thí nghiệm suốt hằng trăm năm qua!! Cho dù thế nào đi chăng nữa. Mô hình đó, cũng phát biểu và chỉ rõ là mô hình của Ma Trận Phân Tán dương mà thôi (hình 2)!!! Bởi các bạn trên trang này, cũng đã từng biết qua mô hình biểu đồ của Ma Trận Phân Tán ( mô tả phản ứng) của cơ học lượng tử, chính là biểu đồ trong hình thứ 3 ở trên. Do nguyên tắc của Dịch lý là dương trước, âm sau. Thế nên ta nhất định phải thấy cái nguyên nhân xuất hiện trước, trong mọi tiến trình diễn giải rồi vậy (hình 2).
Như thế. Ý tưởng phát biểu gợi ý cho mô hình vừa qua, được chấp nhận có cơ sở để xem xét tiếp rằng;
Từ đây, ta nhận thấy biểu đồ xưa nay diễn tả về mô hình của không – thời gian 4 chiều là đã đi xuyên qua trục gốc của không – thời gian mất đi rồi vậy! Điều này cũng có nghĩa là chúng ta đã bị lạc gốc của nguyên nhân xuất phát từ cội nguồn mà không xác định được. Nguyên do là bởi chúng ta không xác định được vị trí điểm xuất phát tại gốc của không thời gian trong mô hình hình thành của vũ trụ ban đầu từ nguyên lý nào. Dựa trên nền tảng này, ta có cơ sở để tiếp tục xem xét xem... Có còn các chiều không gian nào tiềm ẩn trong mô hình của không – thời gian toàn miền nữa hay không? Chúng ta lại tiếp tục khảo xét…, thiết kế mô hình thực nghiệm như sau:




Chúng ta quan sát thấy trong hình 1. Đó là biểu đồ của mô hình không – thời gian 4 chiều mà chúng ta đã biết. Trong mô hình này thì tôi trình bày, diễn giải sự hình thành các chiều xuất hiện theo trật tự của ngôn ngữ Số kèm theo. Đó là mô hình của không gian 3 chiều vật lý (hữu hình), nên hệ thống số thể hiện là 1, 2, 3. Chiều thời gian vốn là chiều tâm lý (vô hình), nên được biểu thị bằng số 0, có giá trị tiềm ẩn trong mô hình đó. Và chiều cao là chiều gốc nguyên thủy của chiều thời gian, đồng thời cũng hợp logic và trung thành với nguyên tắc của biểu đồ không – thời gian của Friedmann quy định.
Bước quan sát trình tự tiếp theo trong hình thứ 2. Do nguyên lý của sự đối hạt (lý âm dương). Thế nên, nếu muốn tìm không gian chiều thứ tư đó (không – thời gian 5 chiều). Ta nhất thiết phải xem xét trong chiều thời gian. Chiều của tâm lý, vốn là thế giới vô hình. Theo Thuyết Lượng Tử thì đó chính là nguyên lý đối xứng gương. Cũng sử dụng công cụ ngôn ngữ giả định. Tôi gọi điều đó chính là “không – thời gian ảo”.
Cho nên trong thế giới ảo, đối lập đó. Ta thấy trong hình 2. Thể tượng của “thời gian ảo”, đang trôi qua…! Thế nên bắt buộc tại vị trí gốc của không – thời gian thực. Phản ảnh gương thể hiện sự mô tả; Trong chiều của thời gian ảo xuất hiện một “xung lực”, nhất định phải xuất phát và được biểu thị bằng mũi tên hướng xuống…
Cùng một nguyên lý hình thành mô hình trong không thời – gian thực. Ở phía bên kia của không gian chiều thứ tư. Vùng biến cố địa phương, vị trí, gốc, sở tại zero. Không – thời gian ảo, cũng mô phỏng trung thành theo nguyên lý vận hành đó không khác được! Và dĩ nhiên chiều không gian thứ tư phải xuất hiện tại vị trí này, và phản ảnh lên mô hình của không – thời gian toàn miền vũ trụ thực tại.
Đây là một thực tại tiềm ẩn trong mô hình cơ bản của vũ trụ tự nhiên mà chúng ta không thể phủ nhận hay chối bỏ cho được. Đồng thời đó cũng chính là mô hình của không – thời gian 5 chiều rồi vậy.
Tôi kết luận; Đó chính là mô hình thực tại cơ bản tự nhiên của không – thời gian 5 chiều. Bởi chiều thứ 5, lại tiếp tục tiềm ẩn trong chiều thời gian như cũ (chiều cao, thứ 1). Tuy nhiên, công cụ ngôn ngữ số, đã tố cáo điều tiềm ẩn đó qua hệ thống trật tự 0,1,2,3,4, bao gồm 5 giá trị vị trí, cơ bản tự nhiên hiện hữu trong toàn vùng của biểu đồ được thiết kế.
Tất nhiên, khi quan sát tổng tiến trình phát triển trong cả 4 mô hình thì; Các bạn cũng đã hình dung ra chiều không gian thứ 6 xuất hiện ra sao rồi vậy. Vì trong thế giới ảo này. Không - thời gian ảo 3 chiều cũng phát triển và vận hành không khác đối với mô hình của thế giới thực của chúng ta như chúng ta đã biết. Vẫn trung thành mô phỏng cùng một quy luật như thế, khi chiều không gian ảo thứ 5 đồng nhất. Ta vẫn chia đôi khoảng cách giữa điểm ngọn của hai chiều không – thời gian ảo để xác định chiều không gian thứ 6.
Tóm lại:




Như thế, trong quá trình hình thành mô hình của không – thời gian 6 chiều bao gồm trong hình 1 nói chung. Vậy nói riêng 3 chiều đối xứng trong không – thời gian ảo (tâm lý), đối với 3 chiều ngoài không – thời gian thực (vật lý) mà chúng ta đang sống. Ta nhận ra có một thế giới song song của không – thời gian ảo, luôn luôn tồn tại một cách tiềm ẩn. Đó chính là thế giới vô hình của chiều tâm lý. “Ở Phía Bên Kia Không Gian Chiều Thứ Tư”.
Vậy quan sát tổng các biểu đồ trên đây. Mô tả cho chúng ta biết sự hình thành tất cả 8 chiều không gian toàn vùng vũ trụ tự nhiên cơ bản như thế. Và chiều thời gian thứ 9, lại tiếp tục tiềm ẩn trong chiều cao (chiều thứ 1), vốn là chiều bản thể của thời gian nguyên thủy của nó. Từ đây suy ra…; Chiều không gian thứ 9, vẫn xuất hiện tại vị trí gốc của mô hình là vị trí tâm của biểu đồ, vị trí số 0. Điều này có nghĩa là chiều không gian thứ 9 tiềm ẩn theo chiều của tầm mắt quan sát của người quan sát, trực diện thẳng với tâm của vật bị quan sát vốn là vị trí gốc của không – thời gian của vũ trụ toàn miền. Tôi có thể trình bày cùng các bạn biểu đồ mô tả như sau:




Với 3 mẫu biểu đồ ở trên đây. Chúng ta có thể hình dung được mặt cắt của mô hình không – thời gian 9 chiều hiện hữu. Trong đó, chiều thời gian tâm lý vẫn luôn tiềm ẩn trong toàn vùng không – thời gian đó nữa là 10. Nguyên lý của chiều thời gian là luôn tiềm ẩn tại chiều không gian thứ 1 là chiều cao. Đồng thời cũng vận hành và phát triển trong toàn miền 9 chiều không gian riêng phần đó, tùy theo từng thời lượng mà ta xác định thời điểm của chu kỳ gốc của thời không, xuất phát.
Đến đây. Ta có thể kết luận được rằng: Mô hình không – thời gian tiềm ẩn của vũ trụ tự nhiên cơ bản là 10 chiều. Thực tại này đã được mặc định trong hệ thống số từ 0 đến 9, bao gồm 10 giá trị toàn phần. 10 giá trị đó có thể tương tác với nhau qua các quỹ đạo khả dĩ như một mạng lưới của vũ trụ tự nhiên cơ bản đến vô hạn sau mỗi chu kỳ thời không của nó.
Đó, chính là mô hình thực tại tiềm ẩn cơ bản của vũ trụ một cách tuyệt đối.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Am Ngọa Vân - Nơi Trần Nhân Tông hóa Phật

Quan Lớn Đệ Nhị

Đền Bồng Lai Hòa Bình