Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 10, 2017

Liên Phái, ngôi chùa chuyên xem TRÙNG TANG

Hình ảnh
      Chùa Liên Phái nằm tại Ngõ Chùa Liên Phái, phố Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Nơi đây là tổ đình của Thiền phái Liên Tông. Liên Phái là tên của chùa từ năm 1840, trước đó chùa có tên là Liên Hoa rồi Liên Tông.       Đây là một ngôi chùa nổi tiếng ở Hà Nội về việc xem trùng tang và cho bùa trùng tang. Thường người Hà Nội hay về đây để xem người thân mất có trùng tang hay không và xin ngày giờ liệm, ngày giờ hạ huyệt.              Chùa Liên Phái và chùa Hàm Long có một mối quan hệ mật thiết bởi đều do sư tổ Hòa Thượng Trịnh Thập (Như Trừng Lân Giác) phát tâm xây dựng. Hòa Thượng Trịnh Thập - Sử tổ của chùa Liên Phái và chùa Hàm Long         Chùa được xây dựng bởi sự phát tâm của Trịnh Thập (cháu nội Chúa Trịnh Căn và là con rể vua Lê Hy Tông) sau khi phát hiện một ngó sen lúc đào đất ở gò cao sau phủ  để xây bể cạn. Trịnh Thập cho rằng đây là dấu hiệu của Phật và tin rằng mình có duyên với đạo. Vì vậy, Trịnh Thập quyết định chuyển phủ của mình thành chùa Liên Hoa (nay là

Nghi lễ thờ mẫu, văn hóa và tập tục

Chương I: Đặc trưng và bản chất của tín ngưỡng thờ Mẫu ​ I. Đặc trưng, nguồn gốc và bản chất của tín ngưỡng thờ mẫu 1. Tín ngưỡng thờ mẫu và Tứ bất tử trong dân gian Việt Nam Tín ngưỡng thờ Tam phủ,Tứ phủ Tam phủ là danh từ để chỉ ba vị thánh thần: Bà trời (hay mẫu Thượng Thiên, bà chúa thượng (hay mẫu Thượng Ngàn), bà nước (hay mẫu Thoải). Tử phủ gồm ba vị mẫu tren công thêm mẫu Địa Phủ. Các mẫu cai quản những lĩnh vực quan trọng nhất của một xã hội nông nghiệp. Về sau do sự ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa nên có thêm hình tượng Ngọc hoàng, Thổ công và Hà bá. Thần mặt trời là vị thần quan trọng nhất, có mặt trên tất cả các trống đồng. Tục thờ trời ở Việt Nam có ảnh hưởng từ sự giao thoa với văn hóa Trung Quốc. Tín ngưỡng thờ mẫu được hình thành ở Việt Nam do sự ảnh hưởng của chế độ mẫu hệ kết hợp với Đạo giáo du nhập từ Trung quốc vào Việt Nam. Tín ngưỡng thờ mẫu phát triển thành một hệ thống mang tính tầng bậc, thứ lớp và trở thành tín ngưỡng được lưu hành rộng rãi trong dân gian. Tí

Đến cửa Cậu chúng ta nên xin điều gì.

Đến cửa Cậu chúng ta nên xin điều gì. Với mong muỗn tìm hiểu về văn hóa hầu đông, tôi uớc nguyện sẽ viết 01 quyển sách về Hầu bóng - Những điều còn chưa biết. Là một thanh đồng đã 5 năm nay nhưng do tuổi còn trẻ đầu còn xanh công việc còn bận bịu nhiều nên tôi không có thời gian tham gia đủ các khóa lễ cơ bản. Tôi tự nhận mình chưa làm tròn bổn phận: “Trên lo việc thánh dưới lo việc dân”. Những điều tôi muốn tìm hiểu về căn số về hâu đồng hầu như chỉ là truyền khẩu và trên một số diễn đàn không có một cuốn sách nào được bán ngoài thị trường. Chính vì thế các thông tin đến với tôi rất ít và đa chiều. Tất nhiên có những thông tin mang tính chính xác cao, với những kiến thức được mọi người vẫn hay sử dụng trong hầu bóng. Tuy nhiên những văn hóa, ứng xử của cõi vô hình của những vị Thánh thì tôi chưa được chỉ dậy chính xác. Do đó mà ngay sau khi có được những hiểu biết này tôi nghĩ mình phải làm cái gì đó ngay để cùng đưa những thông tin này cho những người đang quan tâm và đã quan tâm về

Phán truyền trong nghi lễ hầu đồng

Hình ảnh
Phần 1: ​ Như vậy "Phán truyền văn" trong nghi lễ hầu đồng cũng là một tác phẩm nghệ thuật mang tính dân gian, truyền miệng. Ngoài giá trị về nghệ thuật dân gian, giá trị về lịch sử văn hoá đương đại, "Phán truyền văn"  còn có ý nghĩa về mặt tâm linh sâu sắc. Người ta có thể mượn danh "lời Thánh phán truyền" để khuyên nhủ, giáo hoá khuyến thiện và cũng có thể ngược lại như doạ nạt lường gạt tài vật bất chính... Vì vậy với ý nghĩa tâm linh sâu sắc đó, chư thanh đồng phụng hành pháp sự cần thận trọng để lấy danh cho Thánh lấy tiếng cho đồng, không hổ thẹn với 6 chữ "Con nhà Thánh - linh nhà đồng"

Ba lần chuyển sinh của Tiên Chúa Liễu Hạnh

Hình ảnh
Liễu Hạnh Tiên Chúa đã định ra tấm gương về đạo nghĩa và tứ đức Công- Dung- Ngôn- Hạnh, đã tận tâm báo hiếu ơn đức sinh thành của cha mẹ, đã một lòng chung thuỷ với tình nghĩa vợ chồng, đã để lại hình ảnh về phụ nữ đầy lòng nhân ái, thiện lương, thương yêu nhân dân, dạy dân trồng dâu nuôi tằm dệt vải, cứu khổ cứu nạn những người nghèo khổ, luôn khuyên bảo người khác làm điều lành, tránh điều ác. Lần giáng sinh thứ ba, Tiên Chúa Liễu Hạnh cũng là hiện thân cho quyền uy, phép trời nghiêm minh, thẳng tay trừng trị kẻ ác tại cõi thế gian, cuối cùng hoàn thành sứ mệnh và quy y cửa Phật. Chúng ta hãy đi tiếp hành trình “tìm lại huy hoàng” bằng câu chuyện 3 lần giáng sinh của Bà và cùng ngẫm về ý nghĩa của những huyền tích này. Lần giáng sinh đầu tiên Căn cứ vào “Quảng Cung linh từ phả ký”, “Quảng Cung linh từ bi ký” và “Cát Thiên tam thế thực lục” hiện đang được Ban quản lý di tích – danh thắng của tỉnh Nam Định lưu giữ, được Hội đồng khoa học lịch sử Nam Định thẩm định, thân thế và sự tích

Chùa Hà - Ngôi chùa cầu duyên linh thiêng nhất Hà Nội

Hình ảnh
      Chùa Hà có tên chữ là Thánh Đức tự, tọa lạc ngay trên phố Chùa Hà  thuộc Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội. Đây là ngôi chùa nổi tiếng về cầu duyên tại Hà Nội.       Chùa Hà nổi tiếng là linh thiêng về cầu duyên nên chùa lúc nào cũng đông các nam tuấn nữ tú. Đây là nơi trai chưa vợ, gái chưa chồng đến sắp lễ xin tìm được một nửa của mình. Những đôi yêu nhau cũng đến chắp tay thành kính cầu cho tình duyên trăm năm hạnh phúc.        Trong giới trẻ, còn lan truyền những tin đồn về sự linh ứng của ngôi chùa này: Nào là trai gái độc thân đến đây xin cầu duyên đều nhanh chóng tìm đuợc ý chung nhân của mình. Thậm chí có những bạn còn khăng khăng kéo người yêu mình đến đây thề yêu nhau, vì đã thể ở đây rồi sẽ không bao giờ thay lòng đổi dạ. Chính điều đó, khiến chùa Hà trong tư tưởng của những người đến cầu càng mang đậm nét huyền bí linh thiêng. Ai đã một lần đến đây thắp hương, xin đài xin lộc đều mang trong mình một niềm tin vào sự linh ứng.        Tuy vậy, ngoài tin đồn cầu duyên linh thiê

Chùa Tứ Kỳ - Ngôi chùa linh thiêng

Hình ảnh
       Chùa Tứ Kỳ tên chữ Linh Tiên tự là một ngôi chùa làng, có từ cuối thế kỷ 17. Chùa tọa lạc tại số 8 đường Ngọc Hồi, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Đây là một trong các ngôi chùa thiêng và nổi tiếng tại Hà Nội.        Chùa Tứ Kỳ toạ lạc trên một gò đất khá cao và rộng ở phía đông hồ Linh Đàm. Trải qua hơn 300 năm chùa đã được sửa sang và tôn tạo nhiều lần. Gần đây chùa lại cho trùng tu lớn và xây thêm một số hạng mục mới. Đi dọc từ chùa Pháp Vân xuống phía nam theo đường Ngọc Hồi hoặc đi ngang theo đường vành đai 3 nối với cầu Thanh Trì, từ xa du khách đã có thể nhận ra ngôi bảo tháp có đáy to đặc biệt của chùa.        Chùa được làm theo kiểu truyền thống với đầy đủ các thành phần chủ yếu, từ ngoài vào trong bao gồm: Tam quan, nhà bia, tiền đường, thượng điện, nhà Tổ, nhà Mẫu, bảo tháp, vườn cây, nhà hậu. Sau những lần xây lại và trùng tu từ giữa thế kỷ 20 đến nay, nhìn chung hình dáng của chùa cùng ngôi đình làng ở liền kề ngay bên cạnh vẫn giữ được phong cách nghệ th

Chùa Hàm Long - Ngôi chùa kỳ dị chuyên nhốt vong bị trùng tang

Hình ảnh
    Chùa Hàm Long (xã Nam Sơn, TP Bắc Ninh) cách Hà Nội 40 km, nằm trên đường Bắc Ninh đi Phả Lại.      Đây là ngôi chùa rất đặc biệt, bởi ngôi chùa chuyên "nhốt vong bị trùng tang" lớn nhất Việt Nam. Vì vậy, có thể nói đây là Đệ Nhất Chùa nhốt vong bị trùng tang.     Ngôi chùa gần ngàn năm rất đẹp, rêu phong cổ kính, u tịch, giữa trưa hè nhưng thật thâm u vì có rất nhiều cây cổ thụ, như nhãn, mít…      Khách đến chùa luôn nườm nượp, không chỉ các tỉnh miền Bắc mà cả miền Trung, miền Nam cũng bay máy bay ra.      Nhưng điều kỳ dị là nơi đây những người đi lễ chùa nơi đây không có sự vãn cảnh, thư thái, thanh thản mà chỉ toàn những người đeo khăn tang trắng, hoặc khuy áo gắn băng đen, khuôn mặt ai cũng căng thẳng, thất thần… Những điều kỳ dị của ngôi chùa Hàm Long     Thông thường, vào chập tối độ 5 đến 7 giờ đóm đóm từ ở chùa túa ra rất nhiều, con nào cũng to đùng, sáng rực. Nhưng thường đến 7 h tối thì lại hết. Ng

Đền Sinh - Ngôi đền kỳ lạ - Ngôi đền cầu con

Hình ảnh
       Đền Sinh, hay còn gọi là đền Mẫu Sinh ở thôn An Mô (xã Lê Lợi, Chí Linh, Hải Dương) xưa nay được mệnh danh là nơi "ban con" rất linh thiêng cho những cặp vợ chồng không may vướng phải cảnh hiếm muộn.  Cổng Đền Sinh        Cách đó không xa, khoảng 1 km là đền Hóa tạo nên một quần thể di tích linh thiêng Đền Sinh, Đền Hóa đều thờ Thánh Phi Bồng. Đền Sinh là nơi ngài được sinh ra, đền Hóa là nơi ngài về trời.      Đền Hóa, Đền Sinh là một phần của khu tâm linh Côn Sơn, Hải Dương. Thần tích Thánh Phi Bồng        Chuyện kể rằng ngày xưa có hai vợ chồng hiếm muộn là Chu Thức và Hoàng Thị Ba, đã bước sang tuổi ngũ, lục tuần mà vẫn chưa có mụn con để nối dõi tông đường. Một hôm hai người ngủ tại chùa thì mộng thấy một vị sứ giả đến ứng mộng nói rằng: Ta là Sơn Thần, phụng sắc chỉ Ngọc Hoàng giáng trần báo cho vợ chồng ngươi biết là sau này sẽ có sao xuống đầu thai vào nhà ngươi để giúp dân, cứu nước! Sáng hôm sau, họ ra đến cửa chùa thì bỗng thấy một vết chân người rất lớn. Ô